Rút ngắn thời gian điều trị F0, thân nhân lưu ý gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra các khuyến cáo cần thiết dành cho thân nhân của những trường hợp mắc Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng, được rút ngắn thời gian điều trị.  

Cần mang khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với người thân nhiễm Covid-19. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cần mang khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với người thân nhiễm Covid-19. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cụ thể, tiến sĩ April Baller, chuyên gia kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc WHO, cho hay người thân và cả người mắc Covid-19 cần lưu ý những thông tin sau đây để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Thứ nhất, những gia đình có thành viên mắc Covid-19, cần để những người này ở trong một phòng riêng biệt và thông thoáng.  
Thứ hai, không gian chung của gia đình có người mắc Covid-19 cần phải thông thoáng. Mọi người nên mở các cửa sổ để nhận không khí từ bên ngoài vào. Bởi khi không khí được lưu thông tốt, sẽ giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm chéo.
Thứ ba, nếu bệnh nhân không thể tự lo bản thân, thì chỉ nên có 1 người chuyên phụ trách chăm sóc cho họ. Tuy nhiên, chuyên gia của WHO cũng lưu ý người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 không được mang bệnh lý nền (chẳng hạn bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì, bệnh tim, phổi...). Bởi họ sẽ có nguy cơ chuyển biến nặng nếu không may nhiễm phải Covid-19.
Thứ tư, bất cứ khi nào bệnh nhân cần được chăm sóc hay tiếp xúc với người thân, họ và cả người chăm sóc đều phải mang khẩu trang đúng chuẩn. Người phụ trách chăm sóc cần phải rửa tay và sát khuẩn kỹ càng ngay sau khi rời khỏi phòng của người bệnh.
Thứ năm, bệnh nhân Covid-19 không được dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Cả bát đĩa, cốc, khăn tắm hay khăn trải giường đều phải sử dụng riêng. Những thứ này, cần được vệ sinh kỹ càng bằng xà phòng sau khi sử dụng.
Thứ sáu, cần thường xuyên khử trùng những bề mặt mà bệnh nhân Covid-19 chạm vào. Ngoài ra, bất cứ chất thải nào phát sinh từ người bệnh (chẳng hạn chất thải sinh hoạt hay chất thải y tế....) phải được để riêng và xử lý an toàn.
Thứ bảy, khi chăm sóc người mắc Covid-19, cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh. Đặc biệt, thân nhân của bệnh nhân cần lưu ý những triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, mất nước ở người lớn hay đột nhiên bỏ ăn, môi và mặt tái xanh ở trẻ em, còn đối với trẻ sơ sinh là không có khả năng bú mẹ. Khi phát hiện những triệu chứng này, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế phụ trách.
Và cuối cùng, khi gia đình có bệnh nhân Covid-19 đang được rút ngắn thời gian điều trị, tất cả thành viên không được tiếp xúc với người khác ngoài gia đình, thậm chí là thân nhân hay người quen từ bên ngoài muốn đến thăm người bệnh. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ bột phát mầm bệnh ra cộng đồng.
Theo Trà Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Người già, trẻ nhỏ nhập viện vì nắng nóng

Người già, trẻ nhỏ nhập viện vì nắng nóng

(GLO)- Nắng nóng gay gắt trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Những người bị bệnh tiêu hóa, hô hấp, huyết áp, tim mạch… liên tục nhập viện, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.