Ghi nhận 4 ca Covid-19 mới, đều là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 8/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca Covid-19 mắc mới, đều ở TP Hồ Chí Minh.
Theo Bộ Y tế, tính đến 6h ngày 8/2, Việt Nam có tổng cộng 1115 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 422 ca.
Tính từ 18h ngày 7/2 đến 6h ngày 8/2, có 4 ca Covid-19 mắc mới (BN2002-BN2005) đều là ca lây nhiễm cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
Ca bệnh 2002 (BN2002): nam, 41 tuổi, có địa chỉ tại phường 15, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh;
Ca bệnh 2003 (BN2003): nam, 30 tuổi, có địa chỉ tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP. Hồ Chí Minh;
Ca bệnh 2004 (BN2004): nam, 28 tuổi, có địa chỉ tại phường Thạnh Lộc, quận 12, TP. Hồ Chí Minh;
Ca bệnh 2005 (BN2005): nam, 32 tuổi, có địa chỉ tại phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Các bệnh nhân trên là nhân viên bốc xếp hàng, hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất, cùng chung 1 đội với BN1979, có giao tiếp với nhau, công việc không có tiếp xúc với hành khách, hiện đang tiếp tục điều tra mở rộng. Cả 4 bệnh nhân đã được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 83.104,
Như vậy, tính từ ngày 27/1 đến 6h ngày 8/2, liên quan đến ổ dịch Hải Dương và Quảng Ninh, đã có 422 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước, đa số ca mắc ở Hải Dương (309 ca), Quảng Ninh (47 ca), Hà Nội (23 ca), Gia Lai (19 ca), Bình Dương (6 ca), Bắc Ninh (4 ca), Điện Biên (3 ca), Hòa Bình (2 ca), Hải Phòng (1 ca), TP.HCM (6 ca), Bắc Giang (1 ca), Hà Giang (1 ca)

Người vận chuyển hàng hóa từ vùng dịch Covid-19 phải xét nghiệm 2 lần
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về công tác phòng, chống Covid-19 trong vận chuyển hàng hoá.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi và an toàn phòng, chống dịch, đặc biệt trong dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện việc vận chuyển hàng hóa với các nội dung như sau:
Yêu cầu người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa: ghi chép lại hành trình vận chuyển, danh sách các trường hợp có tiếp xúc; đảm bảo thông thoáng phương tiện, thường xuyên mở cửa sổ phương tiện; hạn chế tiếp xúc với người khác; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch (đeo khẩu trang trong suốt quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, sát khuẩn tay thường xuyên, khai báo y tế, khử khuẩn phương tiện vận chuyển hàng ngày…).
Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 hai lần cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đi ra từ khu vực phong toả hoặc khu vực ổ dịch (vào thời điểm trước khi đi và khi quay về). Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được chỉ định chịu trách nhiệm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa; giám sát y tế đối với người điều khiển phương tiện.
Theo Diệu Linh (Dân Việt)

https://danviet.vn/ghi-nhan-4-ca-covid-19-moi-deu-la-nhan-vien-san-bay-tan-son-nhat-tp-ho-chi-minh-20210208014246564.htm

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.