Các nước châu Á nỗ lực đảm bảo nguồn cung vắcxin COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều quốc gia châu Á đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo nguồn cung vắcxin COVID-19 đủ cho các chiến dịch tiêm chủng cho người dân.

 Vắcxin của hãng dược phẩm Sinopharm. (Ảnh: Global Times)
Vắcxin của hãng dược phẩm Sinopharm. (Ảnh: Global Times)



Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 24/1, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri xác nhận Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã cho phép các doanh nghiệp tư nhân ở nước này được nhập khẩu vắcxin ngừa COVID-19.

Ông Anucha cho biết các công ty tư nhân trước tiên phải đăng ký vắcxin với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) bằng cách nộp các tài liệu liên quan đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của vắcxin đối với người dân Thái Lan. FDA sẽ đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắcxin trước khi cho phép các công ty tư nhân tiêm chủng cho người dân.

Theo ông Anuchai, FDA đã triệu tập các chuyên gia trong và ngoài cơ quan này để đẩy nhanh việc phê duyệt vắcxin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa thể nới lỏng các quy định liên quan đến việc mua sắm vắcxin vì đây là sản phẩm liên quan đến tính mạng của người dân.

Trong khi đó, tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), chính quyền Dubai thông báo sẽ giảm tiến độ tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech vì tiến độ giao hàng chậm trễ. Chính quyền Dubai đã bắt đầu triển khai tiêm chủng hàng loạt vào tháng 12/2020 sau khi các vắcxin của hãng dược Sinopharm (Trung Quốc) và Pfizer/BioNTech (Mỹ/Đức) được cấp phép.

Theo giới chức y tế, UAE đã chủng ngừa cho hơn 2 triệu trong tổng số gần 10 triệu dân - nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới.

Tại Ấn Độ, từ ngày 25/1, nước này sẽ đưa thêm 7 bang vào danh sách triển khai chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc, sử dụng loại vắcxin do nước này sản xuất mang tên Covaxin. Như vậy, 19 bang ở Ấn Độ sẽ thực hiện chương trình tiêm chủng bằng vắcxin Covaxin. Tính đến thời điểm này, gần 1,6 triệu người ở Ấn Độ đã được tiêm vắcxin ngừa COVID-19, một tỷ lệ tương đối thấp.

Trong khi đó, chính phủ nước láng giềng Pakistan đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắcxin Sputnik V do Nga sản xuất. Nhà nhập khẩu và phân phối vắcxin sẽ là công ty dược phẩm địa phương AGP.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).