Đề xuất cải tổ WHO, EU muốn minh bạch hơn chuyện xử lý đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bản đề xuất của Liên minh châu Âu liên quan việc cải tổ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đòi hỏi các nước thành viên WHO nhanh chóng chia sẻ thông tin về các tình trạng y tế khẩn cấp.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: REUTERS
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters ngày 22-10 dẫn một bản dự thảo đề xuất cải tổ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Liên minh châu Âu (EU) muốn cơ quan Liên Hiệp Quốc này trở nên minh bạch hơn trong chuyện cách thức các nước báo cáo những cuộc khủng hoảng y tế mới xuất hiện. Trước đó đã có những chỉ trích về cách Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19 trong giai đoạn đầu.
Bản đề xuất trên do chính phủ Đức soạn thảo sau các cuộc thảo luận với các nước thành viên EU khác. Đây là đề xuất mới nhất vạch ra những kế hoạch kéo dài nhiều tháng của EU để giải quyết những khuyết điểm của WHO về vấn đề tài trợ, quản trị và quyền lực pháp lý.
Tài liệu này đề ngày 19-10 và Hãng tin Reuters đã thấy được các nội dung trong đó. Bản đề xuất thúc giục WHO thực hiện các biện pháp giúp tăng cường "tính minh bạch về sự tuân thủ của các nước" với những quy định y tế quốc tế. Điều này đòi hỏi các nước thành viên WHO nhanh chóng chia sẻ thông tin về các tình trạng y tế khẩn cấp.
Đề xuất cũng kêu gọi cần có "một hệ thống trình báo được áp dụng nhất quán và hiệu quả hơn". Điều này dường như nhằm giải quyết các chỉ trích cho rằng Trung Quốc và những nước khác đã không chia sẻ thông tin về đại dịch COVID-19 đúng lúc.
Trước đó, Trung Quốc bị cáo buộc đã chậm chạp trong việc chia sẻ các thông tin cần thiết về COVID-19 khi đại dịch này khởi phát ở thành phố Vũ Hán. Đại dịch COVID-19 hiện lan ra khắp toàn cầu, với hơn 41 triệu ca nhiễm và 1,1 triệu ca tử vong tính đến ngày 22-10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc WHO quản lý kém và che đậy sự lây lan của COVID-19, tuyên bố rút khỏi WHO và ngừng tài trợ cho tổ chức này. Khi thông báo rút khỏi WHO, Tổng thống Trump nói rằng ông hành động như vậy "vì họ đã không thực hiện cải cách như đã được yêu cầu và cực kỳ cần thiết".
WHO liên tục bác bỏ các cáo buộc. Theo Hãng tin Reuters, khi được yêu cầu bình luận về đề xuất trên của EU, WHO vẫn chưa phản hồi. Chính phủ Đức cũng từ chối bình luận về nội dung đề xuất vì hiện chỉ là bản dự thảo.
EU và các nước thành viên của họ nằm trong số những bên đóng góp lớn nhất của WHO. Họ sẽ trở thành những bên đóng góp hàng đầu nếu Mỹ chính thức rút khỏi cơ quan Liên Hiệp Quốc này.
Các bộ trưởng y tế EU sẽ thảo luận bản dự thảo trên trong một hội nghị qua video vào tuần tới. Họ muốn xem đây là lập trường chung của EU ngay trước một cuộc họp của WHO vào giữa tháng 11 tới.
EU vẫn ủng hộ WHO và nhấn mạnh vai trò trung tâm của cơ quan này trong việc giải quyết các thách thức y tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ xem sự thiếu minh bạch là vấn đề đầu tiên trong số nhiều thách thức mà WHO đối diện. 
BÌNH AN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).