Bộ Y tế công bố phác đồ trị COVID-19: tập trung điều trị suy hô hấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tập trung chính là điều trị suy hô hấp. Bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh vẫn phải cách ly thêm 14 ngày, chưa cho dùng thuốc sốt rét điều trị COVID-19.

 

Đội ngũ y tế tuyến đầu - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đội ngũ y tế tuyến đầu - Ảnh: DUYÊN PHAN



Ngày 26-3, Bộ Y tế công bố hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới. Có rất nhiều điểm mới trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 3.

Tập trung chính là điều trị suy hô hấp

Hướng dẫn này đã thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ vì tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam; bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.

Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về oxy liệu pháp, đích oxy máu.

Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

Với bệnh nhân suy hô hấp nặng: Nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.

Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (như lopinavir/ritonavir, chloroquine, hydroxychloroquine, remdesivir...): Do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị COVID-19 nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị (ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam tới đây.

Tiêu chuẩn ra viện: Cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

Sau khi ra viện: Người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Ngoài ra, cập nhật tên bệnh và tên virus: theo hướng dẫn trước gọi chung là nCoV, giờ gọi lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới là SARS-CoV-2.

Trung Quốc chữa bệnh ra sao?

Mới đây, Hãng tin Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa lại những kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19 do ông Wang Guiqiang, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Đệ nhất Y viện thuộc Đại học Bắc Kinh, chia sẻ tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Ông Wang Guiqiang nói: "Những người bệnh có biểu hiện triệu chứng nhẹ nên tuân thủ cách ly tập trung, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (thân nhiệt, huyết áp, mạch [nhịp tim], nhịp thở [tần số hô hấp] - PV) và nên được chuyển tới những bệnh viện chuyên trách điều trị COVID-19 nếu các triệu chứng đó diễn tiến xấu đi".

Ông cũng nhấn mạnh việc sử dụng các liệu pháp điều trị toàn diện gồm liệu pháp oxy, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc các bộ phận trọng yếu của cơ thể. Theo ông Wang, việc dùng liệu pháp oxy phải được áp dụng với mọi bệnh nhân COVID-19 và hỗ trợ hô hấp là rất cần thiết để điều trị các ca bệnh nặng.

Ông cũng nói thêm việc hỗ trợ hô hấp bao gồm từ việc sử dụng mặt nạ dưỡng khí, máy thở đến việc dùng các máy hỗ trợ phương pháp trao đổi oxy màng ngoài cơ thể (ECMO). "Khi một người bệnh ốm nặng, liệu pháp oxy là không đủ", ông Wang nói và lưu ý người bệnh cần phải được hút sạch đờm trong đường thở và dùng máy thở.


 


Thận trọng với thuốc điều trị COVID-19

Nhiều sự việc thời gian qua cho thấy bất kể số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong vì COVID-19 tăng vọt, nhà chức trách cũng như giới khoa học trong lĩnh vực y tế Mỹ vẫn rất thận trọng trước các quyết định đưa vào sử dụng các loại thuốc đã được chứng minh hiệu quả tiềm năng bước đầu.

Theo Cancer.org (trang web của Hiệp hội Ung thư Mỹ), cho tới nay Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chưa cấp phép cho bất cứ loại thuốc nào dùng để điều trị COVID-19. Trang này cũng khẳng định chưa có bất cứ chế độ ăn hay các loại thực phẩm chức năng nào được chứng minh có khả năng chống COVID-19.



Theo L.ANH - D.KIM THOA  (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).
Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

(GLO)- Cùng với đầu tư về cơ sở vật chất và trang-thiết bị y tế, Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) còn tạo điều kiện cho y-bác sĩ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.