Xóa nghịch lý thiếu giáo viên nhưng không thể tuyển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồi cuối tháng 8.2022, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã đưa ra một con số không mấy vui: địa phương thiếu tới 513 giáo viên ở tất cả các cấp học.

Trong đó, ở cấp tiểu học thiếu nhiều nhất, đặc biệt ở 2 môn tin học và tiếng Anh, ngoài ra còn thiếu nhiều giáo viên ở môn mỹ thuật và âm nhạc. Lo nhất là 44 trường không có giáo viên tin học, 7 trường không có giáo viên tiếng Anh…

Vì sao có tình trạng này? Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, cho biết chỉ tiêu biên chế được giao ít trong lúc số lượng giáo viên thiếu thì rất lớn, đã thế chỉ tiêu tinh giản biên chế được giao “rất căng”, nên càng khó khăn hơn. Bà Hương chia sẻ ngành giáo dục địa phương đang chịu rất nhiều áp lực; áp lực đến với học sinh, giáo viên, phụ huynh, dư luận… trước tình trạng thiếu giáo viên nhưng không dám tuyển vì đang bị siết biên chế…

 

Thiếu giáo viên đang là vấn đề hết sức nan giải tại nhiều địa phương trước thềm năm học mới. Ảnh: Thanh Lộc
Thiếu giáo viên đang là vấn đề hết sức nan giải tại nhiều địa phương trước thềm năm học mới. Ảnh: Thanh Lộc


Nghịch lý này không chỉ là của Quảng Trị mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước và chỉ ngành giáo dục thôi thì không thể thay đổi được. Bởi thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng và quản lý đội ngũ giáo dục lại thuộc UBND tỉnh và ngành nội vụ.

Tinh giản bộ máy nhà nước là một chủ trương lớn, đúng đắn của T.Ư. Tuy nhiên, nếu thực sự cần phải tuyển thêm nhân sự thì không cứ vin vào việc tinh gọn này để “siết biên chế”, nhất là đối với ngành nghề đặc thù như giáo viên.

Để xóa nghịch lý “thiếu mà không dám tuyển”, người viết cho rằng ngành giáo dục cần tham mưu cho chính quyền địa phương, từ đó cần có những quyết sách mạnh mẽ, linh động… Trong đó, các địa phương cần xác định lộ trình cụ thể để bố trí đủ giáo viên (tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, biệt phái); chủ động nguồn tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức đào tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hoặc, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đã vào biên chế dạy các môn học mới, kịp thời đáp ứng nhu cầu…

Giải pháp thì nhiều, vướng mắc cũng không ít… Nhưng có làm gì đi nữa thì cần hướng tới mục tiêu bất di bất dịch trong giáo dục: Có học sinh thì phải có giáo viên.

Theo Nguyễn Phúc (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.