Học kiểu 'bội thực' chỉ làm học sinh kém đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc giao cho tất cả học sinh một phiếu bài tập có nội dung giống nhau mà không có lưu ý gì cho riêng từng học sinh: bài nào bắt buộc làm, bài nào khuyến khích, sẽ gây ra thói quen "khá khủng khiếp"...

Một người em học dưới khóa ở trường cấp 2 với tôi, gặp tôi ở sân bay, việc đầu tiên cậu ấy hỏi: tại sao con em lại phải làm nhiều bài tập về nhà đến vậy? Bộ Giáo dục cần làm gì đó để các cô giáo không cho học sinh lớp 1 bài tập về nhà đi chứ!

 

Việc giao bài tập cho học sinh cần lưu ý bài nào là bắt buộc, bài nào là khuyến khích để không quá gây áp lực với học sinh. Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Việc giao bài tập cho học sinh cần lưu ý bài nào là bắt buộc, bài nào là khuyến khích để không quá gây áp lực với học sinh. Ảnh: Đậu Tiến Đạt



Rồi sau đó, lúc ăn trưa với mấy người bạn, tất cả họ lại than phiền rằng, con họ (học lớp 3, 6,...) có nhiều bài tập khó quá.

Tối qua, một người bạn học đại học cùng tôi, gửi qua zalo ảnh chụp phiếu bài tập, kèm câu hỏi "sao lớp 7 lại có dạng bài tập này...!".

Thật khó cho tôi quá. Tôi không thể tư vấn hết cho những câu hỏi, câu thắc mắc đó. Cũng khó cho tất cả, nên tôi chỉ có thể chia sẻ với các bạn, cả thực tiễn của tôi, cả quy định trong giáo dục.

Tôi thấy rằng, việc giao cho tất cả học sinh một phiếu bài tập có nội dung giống nhau mà không có lưu ý gì cho riêng từng học sinh: bài nào bắt buộc làm, bài nào khuyến khích, sẽ gây ra thói quen khá khủng khiếp: phụ huynh sẽ bắt, sẽ muốn con làm hết bài tập trong phiếu cô giao.

Và tất nhiên có những bài tập rất khó, vượt quá xa khả năng của học sinh, khiến các em mệt, sợ.

Thêm nữa, có bài dễ, bài tương tự quá nhiều, khiến học sinh chán, ghét.

Lớp 1 thì từ lâu đã có quy định "không giao bài về nhà", còn các lớp khác cũng thế thôi, nếu giáo viên giao bài không phù hợp, quá sức, không có đủ điều kiện làm thì phụ huynh cũng nên phải hồi, thảo luận với giáo viên.

Sự thật là phụ huynh quên mất trách nhiệm phối hợp với giáo viên trong giáo dục, chỉ có thói quen thực hiện, mà việc làm thường xuyên là hỏi con "đã làm xong bài cô giao chưa?" Hoặc: “Sao còn bài này chưa làm...?", chứ mấy ai “dám” phản biện với giáo viên rằng bài này quá khó, hoặc con nhà tôi không có đủ thời gian để làm!

Phụ huynh cũng thường lo lắng: nếu không làm hết bài tập, giáo viên phê bình và cho điểm thấp. Sao phụ huynh lại không lo thêm rằng: nếu học kiểu "bội thực" thì con sợ, chán,... và kiểu gì cũng kém đi?!

Tôi cũng đã từng trao đổi với giáo viên của con về chuyện làm bài tập. Lần đầu thấy khá khó với bản thân mình, nhất là "không biết có đúng không, nói như vậy có phải là do chiều con quá không"

Đó là lúc con tôi mới đi học, cháu học đọc không tốt, viết không được như yêu cầu,... và rồi từ lần sau, tôi có khả năng hiểu con hơn, thông tin tới giáo viên của con thường xuyên, có lý hơn.

Chuyện chẳng có gì to, chẳng có gì đáng lo, cho đến khi, ta thực sự là phụ huynh của con, đại diện được con trong hiểu và phối hợp với giáo viên. Việc này cũng cần dũng cảm đó!

Theo PGS Chu Cẩm Thơ
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.