Đã đến lúc "khai tử" sổ hộ khẩu, đừng chần chừ nữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay chúng ta có nhiều công cụ để quản lý công dân hiệu quả hơn, vậy thì không việc gì phải giữ sổ hộ khẩu giấy với cách kiểm tra thủ công.



Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh rà soát, điều chỉnh ngay để bãi bỏ các quy định về việc yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu để sử dụng căn cước, định danh điện tử, dữ liệu dân cư trong thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính cho công dân. Đó là nội dung của Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2022.
 

Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy vẫn có giá trị đến hết năm 2022. Ảnh: LĐO
Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy vẫn có giá trị đến hết năm 2022. Ảnh: LĐO


Chúng ta nói quá nhiều về Chính phủ điện tử, về số hóa, về cách mạng công nghiệp lần thứ tư - công nghệ 4.0, về "make in Việt Nam"..., nhưng cho đến nay, vẫn quản lý công dân bằng cuốn sổ hộ khẩu thì quả thực rất đáng xấu hổ.

Dữ liệu của một công dân tích hợp trong một chiếc thẻ gọi là căn cước công dân, thế là quá đủ. Chuyện này không có gì mới, thế giới đã làm từ lâu và thậm chí đã lạc hậu và có thể sẽ thay thế bằng công cụ trí tuệ nhân tạo khác, thì chúng ta vẫn còn loay hoay với cuốn sổ hộ khẩu.

Không phải chỉ là cuốn sổ hộ khẩu mà nhiều giao dịch của người dân với các cơ quan, tổ chức, chỉ cần thẻ căn cước công dân là đủ. Ví dụ như đối với người đã mua bảo hiểm y tế, thì khi đi khám bệnh, không việc gì phải cầm theo Thẻ Bảo hiểm y tế, mà chỉ cần đưa căn cước công dân và một cái "click" là cơ sở y tế có thể kiểm soát được thông tin y tế liên quan đến bệnh nhân.

Tương tự với thông tin bảo hiểm y tế là thông tin bảo hiểm xã hội.

Hoặc, đối với người đã học và có giấy phép lái xe, thì căn cước công dân của người đó có thông tin về "bằng lái". Chỉ cần trình căn cước công dân, cảnh sát giao thông kiểm tra và biết được người đó có "bằng lái" hay không. Thậm chí cảnh sát giao thông có dữ liệu liên quan đến hoạt động giao thông của cá nhân đó. Ví dụ như bị phạt, gây tai nạn, chưa đóng các loại phí, chưa đóng phạt...

Để làm được những việc nêu trên, để số hóa thực sự thì các cơ quan của Chính phủ, các ngành phải liên thông được các ứng dụng và chương trình quản lý.

Để kết nối, liên thông dữ liệu quản lý công dân đầy đủ mọi mặt cần có thời gian để tích hợp thông tin, triển khai thí điểm. Nhưng trước mắt, bỏ ngay việc yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu  cho dân nhờ.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/da-den-luc-khai-tu-so-ho-khau-dung-chan-chu-nua-1093988.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).