Công khai "gian gian díu díu" mập mờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

4 chữ được in trên vỏ hộp dịch là “Cực phẩm dâu tây”, được quảng cáo là “hàng Nhật xịn”, bán với giá “đắt lòi”. Nhưng thật ra, nó là hàng “bên bển”.
 

Được quảng cáo
Được quảng cáo "Hàng Nhật xịn", bán với giá trên trời, nhưng đây là một hộp dâu tây đội lốt hàng Nhật. Ảnh: LĐO

Hộp dâu tây này được bán tại một cửa hàng ở ngay Thủ đô Hà Nội. Chủ cửa hàng bán cho người tiêu dùng với danh nghĩa “hàng Nhật xịn”. Sau bị truy vấn thì giải thích: “Đây là dâu tây Việt Nam, được xuất sang Trung Quốc, rồi xuất sang Nhật Bản và lại được nhập về Việt Nam".

Và cuối cùng thì thừa nhận đó là một hộp dâu “nội địa Trung Quốc” được nhập về Việt Nam.

Đúng là một thứ dâu “nguỵ xuất xứ”. Đúng là gian gian díu díu mập mờ!

Nhưng không chỉ dâu tây, tất cả các loại dưa Nhật, lựu Peru, Ai Cập, Úc, Ấn Độ; mận Mỹ… đang bán trên thị trường Việt đều chưa được Bộ NNPTNT cho phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Tất cả các loại quả như dưa sữa, dưa lưới, nho sữa... bán với danh nghĩa “hàng Nhật Bản "xịn"- theo Cục Bảo vệ thực vật- cũng đều chưa được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Có nghĩa rằng hoặc chúng ta đang mua hàng trốn thuế, hoặc một thứ hàng "năm cha ba mẹ", nguỵ xuất xứ nào đó mà chẳng hạn trong trường hợp hộp “cực phẩm dâu tây” nói trên, đến ngay người bán cũng không xác định chính xác nó là từ đâu.

Nhưng điều đáng nói nhất là các loại hoa quả nguỵ xuất xứ này đang được bày bán gần như công nhiên.

Một loại hàng hoá như hoa quả ngoại nhập, khi “lên kệ” ở Việt Nam phải qua điệp trùng thủ tục:

Nó phải được xác định có trong danh mục trái cây được phép nhập của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phải được cấp phép bởi Cục Bảo vệ thực vật; phải qua kiểm định thực vật từng lô; phải qua thủ tục thông quan tại Hải quan. Đến khi vào thị trường, nó trải qua thủ tục thuế, bị kiểm soát bởi quản lý thị trường...

Có nghĩa là có vô số các cơ quan kiểm soát.

Và vì thế, những trái cây nhập khẩu gian dối về nguồn gốc được bày bán công khai, cũng có nghĩa là nó đã “lọt” lưới kiểm soát.

Nhớ chuyện quả vải tươi ở Việt Nam đã phải mất đến 12 năm đàm phán để vào được một thị trường như Úc, Mỹ. Trong đó, số chỉ tiêu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm lên tới con số hàng trăm. Kể cả việc phải đầu tư hàng chục tỉ đồng cho một trung tâm chiếu xạ.

Hoa quả Việt Nam xuất ngoại gian nan bao nhiêu thì hoa quả nước ngoài lại vào thị trường dễ dàng bấy nhiêu. Mà bằng chứng, chính là việc cả trăm cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu ngay tại Thủ đô công khai gian dối nguồn gốc xuất xứ.

“Chúng ta phải là người tiêu dùng thông thái”- câu này nghe rất quen, nhưng điều đó phải chăng cũng có một ý nghĩa khác là chúng ta đang bị mặc kệ?!



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cong-khai-gian-gian-diu-diu-map-mo-1088385.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.