Nữ sinh bạo lực học đường, trách thầy cô một, trách cha mẹ mười

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 26.3, trên mạng xã hội xuất hiện 1 đoạn clip ngắn, ghi lại cảnh 1 nữ sinh mang áo trắng, đeo khăn quàng có hành động đá, đạp, đấm và giật tóc 1 nữ sinh mặc áo đồng phục đang ngồi ở bàn học. Bạo lực học đường ngày càng gia tăng.

 

 Nữ sinh L. bị nữ sinh lớp 8 đánh trong lớp học. Ảnh cắt từ clip.
Nữ sinh L. bị nữ sinh lớp 8 đánh trong lớp học. Ảnh cắt từ clip.


Nữ sinh bị đánh chỉ ôm đầu chịu trận, không có phản kháng, không dám đánh lại để tự vệ. Bạn cam chịu bị đánh đập trông rất tội nghiệp.

Không phải đánh một lần, mà nữ sinh này bị đánh ít nhất hai lần vì có 2 clip ghi lại. Có clip dài hơn 3 phút, nữ sinh đánh bạn rất dã man, độc ác. Không mấy ai đủ can đảm xem hết clip vì quá đáng sợ, không thể tưởng tượng, nữ sinh lại có thể đánh đập bạn tàn bạo như vậy.

Không chỉ đánh đập, mà còn hành hạ, sỉ nhục, đó là bắt quỳ xin lỗi.

Những hình ảnh nữ sinh bị bạn đánh đập thật đau lòng, nhưng đau lòng hơn là ngay lúc nữ sinh bị đánh có bạn khác chứng kiến, nhưng không lên tiếng can ngăn, chỉ ngồi yên xem bạn mình bị đánh.

“Vụ việc này nghiêm trọng, nhưng giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo trường không biết. Học sinh nhiều em chứng kiến, nhưng không em nào thông tin gì. Mãi đến khi ồn ào trên mạng xã hội, chúng tôi hỏi em lớp trưởng, em ấy mới cho biết, các bạn ở lớp bị 2 nữ sinh lớp 8 đe dọa, nên không ai dám tiết lộ ra ngoài việc bạn L. bị đánh” – Bà Trương Thị Hồng Chi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Triệu Vân nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, em L con nhà nghèo, gia đình có người bệnh phải chăm sóc ở bệnh viện, bố mẹ không quan tâm đến con cái nên không biết con mình bị bạn học khủng bố tinh thần và hành hạ, đánh đập.

Mới đây, nữ sinh H., Trường THCS Võ Văn Vân, TP.HCM bị bạn đánh hội đồng, cha mẹ, thầy cô cũng chỉ biết đến khi qua mạng xã hội. Mẹ của nữ sinh bị đánh nói: "Tôi xem clip mà đau xót. Con gái tôi bị bạn đánh, đá liên tiếp vào mặt; túm tóc, lôi đầu kéo đi"...

Những vụ bạo lực học đường được biết đến do có clip ghi lại, còn bao nhiêu vụ khác nữa không ai biết đến, bao nhiêu đứa trẻ bị đánh đập và khủng bố tinh thần hằng ngày. Không ít trường hợp bỏ học vì sợ bị bạn học đánh.

Học sinh bị đánh không chỉ đau đớn thể xác, mà bị chấn thương tâm lý, trầm cảm, ảnh hưởng tới phát triển thể chất, tinh thần.

Trách nhiệm của thầy cô, nhà trường ki không dạy dỗ, quản lý được học sinh, để xảy ra những vụ bạo lực học đường là quá rõ, nhưng trách nhiệm lớn hơn, đó chính là cha mẹ.

Chỉ có cha mẹ dạy dỗ không tốt mới có những đứa con ra tay đánh đập dã man bạn học của mình.


https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nu-sinh-bao-luc-hoc-duong-trach-thay-co-mot-trach-cha-me-muoi-1027753.ldo

 

Theo Lê Thanh Phong (TPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.