Lạm phát và bát phở giá 90.000 đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một quán phở khá nổi tiếng tại Hà Nội đột ngột tăng giá bát phở lên mức 90 ngàn đồng, gấp 3 lần giá phở bình thường. Phải chăng chỉ là câu chuyện bát phở, câu chuyện cứ Tết thì giá cả cứ lên mà không chịu xuống hay xa hơn nó là cả bài toán cho vấn đề lạm phát?
 

 Bát phở tăng giá cho thấy chỉ dấu của lạm phát. Ảnh HN
Bát phở tăng giá cho thấy chỉ dấu của lạm phát. Ảnh HN


“Quay xe”. Đó là ý kiến chung của nhiều người khi nhìn vào giá bát phở. Thực tế, chuyện phở Hà Nội cứ Tết lại tăng thêm một vài giá không lạ nhưng chỉ một năm, từ 70 ngàn năm 2021, 80 ngàn rồi 90 ngàn trước Tết Nhâm Dần nó lại là chuyện bất bình thường.

Tất nhiên, nó là vấn đề thị trường. Với giá ấy, có thể ăn hoặc không. Nếu có tiền, bạn có thể ăn những bát phở trăm ngàn. Ngược lại, khách hàng có thể "quay xe" và tẩy chay.

Nhưng giá một bát phở cho thấy chỉ dấu của lạm phát.

Một bát phở tăng giá còn phụ thuộc vào cấu thành đầu vào: giá bánh phở, giá thịt bò, giá nhân công… và chính giá đầu vào ấy lại phụ thuộc vào những chỉ số vĩ mô khác như tác động của dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn cung. Thậm chí, còn bị tác động bởi… giá dầu thế giới.

Và nguy cơ, với mỗi dịp Tết không phải chỉ có những bát phở tăng giá.

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng dù năm 2021, Việt Nam đã kiểm soát tốt lạm phát với mức dưới 4% theo yêu cầu. Tuy nhiên, bóng ma lạm phát có thể quay trở lại nếu không kiểm soát hiệu quả.

Sau một thời gian “cắn răng chịu đựng” không tăng giá, khi kinh tế phục hồi doanh nghiệp sẽ chuyển toàn bộ yếu tố đầu vào của sản xuất thành giá bán. Ngành điện, nước, viễn thông đã giảm giá cho khách hàng hoặc ít nhất là không tăng giá trong suốt 2 năm qua, nhưng năm tới các ngành này có thể sẽ tăng giá.

Dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá như học phí, viện phí 2 năm qua đã không tăng theo lộ trình, thậm chí nhiều địa phương còn giảm học phí, nhưng năm tới có thể ngành giáo dục và y tế sẽ xem xét tăng học phí, viện phí. Cầu tiêu dùng đã bị kìm nén quá lâu, sức kìm nén đã tới giới hạn, không sớm thì muộn, người tiêu dùng không thể “thắt lưng buộc bụng” được nữa, vì các loại hàng hóa, dịch vụ cắt giảm đều là những loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, không thể không sử dụng.

Lạm phát tăng lên thì cái ví của người dân, nhất là người lao động sẽ nhỏ lại. Sẽ là một thách thức rất lớn trong việc kiểm soát và ổn định giá cả.

Lương cơ sở chưa tăng, thưởng Tết Nhâm Dần bình quân giảm so với năm ngoái. Bởi vậy, chặn đà tăng giá, tránh tình trạng “tát nước theo mưa” dịp Tết là việc cần và sớm làm.

Phải biết thương cái ví người dân, khi dịch bệnh còn phức tạp dù phần lớn họ chỉ mới “nghe nói” chứ chưa bao giờ dám nghĩ sẽ có được một bát phở giá 90 ngàn đồng.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/lam-phat-va-bat-pho-gia-90000-dong-997201.ldo

Theo Hoàng Lâm (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.