Góc khuất của Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Chuyện con đẻ, con nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiền “đông” nhất nước Việt, và Tỉ phú Phạm Nhật Vượng nói ông muốn “để lại gì đó cho đời”, sau khi những chiếc xe điện chốt đơn kỷ lục.

 

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: khi phát triển xe điện mà thiếu linh kiện để nghiên cứu thử nghiệm, có cái chúng tôi chấp nhận trả giá gấp 48 lần để có. Ảnh: Vingroup
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: khi phát triển xe điện mà thiếu linh kiện để nghiên cứu thử nghiệm, có cái chúng tôi chấp nhận trả giá gấp 48 lần để có. Ảnh: Vingroup


Sau 2 năm “bặt tiếng”, tỉ phú tiền nhiều nhất Việt Nam theo xếp hạng của Forbes sáng nay vừa xuất hiện trong một bài phỏng vấn trên Vnexpress. Và, những “góc khuất” lần đầu tiên hé lộ.

Hoá ra, Vingroup từ lâu đã có một quỹ thiện nguyện mang tên Thiện Tâm. Hoá ra, trong đại dịch COVID-19, Vingroup đã có các khoản ủng hộ tổng cộng tới 9.400 tỉ đồng với quan điểm: Sẵn sàng chi để cứu người, vì đơn giản là thấy chết thì lao vào cứu, không so đo tính toán.

Và trong hoàn cảnh cũng bị đại dịch tác động đến mức “phải làm sao để sống sót”, và toàn bộ hệ thống phải tiết kiệm từng li, từng tí.

Người ta nói của cho không bằng cách cho. Và khi người ta đã không tiếc tiền, trao tặng những gì đang thiếu, đang khó nhất, dẫu là bao nhiêu, với giá nào... thì hẳn nhiên, họ phải có một động cơ nào đó.

Trong đại dịch, người dân chúng ta được chứng kiến những điều rất đẹp đẽ khi các Tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân... các tỉ phú chung sức chung lòng bằng tiền bạc tài sản và cả nhiệt huyết của chính họ.

Và động cơ của sự cống hiến ấy đôi khi, đơn giản là từ việc tận mắt “thấy quá nhiều hoàn cảnh thương tâm” khiến họ tự coi mình có trách nhiệm góp phần xoá bỏ, dẫu chẳng có ai buộc họ phải làm điều đó.

Câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?!”, thật ra không nên, không cần phải đặt ra.

Bởi những gì từ trái tim luôn sẽ đến với trái tim. Nói như ông Phạm Nhật Vượng: Mình khó thì còn những người khó hơn rất nhiều. Nếu giúp đỡ, chia sẻ được cho họ thì trong lòng thanh thản, có động lực để tiếp tục phấn đấu mạnh mẽ hơn.

Ông Vượng, với “những trăn trở” từ đợt dịch, sẽ tách Vinmec, Vinschool, VinUni, Quỹ Thiện Tâm... thành Khối Thiện nguyện xã hội… để có thể đóng góp xã hội nhiều hơn.

Và có thể, đó cũng là “một thứ gì đó” mà ông muốn để lại. Như những chiếc xe điện- để tạo ra một thương hiệu Việt “đẳng cấp cao” trên thế giới. Một thương hiệu xe điện, trong khi vẫn cam kết đảm bảo cho những chiếc xe chạy xăng.

Khi được hỏi về ước mơ, vị tỉ phú lừng danh nói ông mong muốn Vingroup sẽ là một tập đoàn có tiếng trên thế giới; dám nghĩ dám làm, truyền cảm hứng và luôn hướng thiện, vì cộng đồng

Và với mơ ước: Sẽ được người Việt Nam yêu quý, đánh giá cao.

Được yêu quý! Rất chân thành, nhưng cũng không ít ngậm ngùi.

Nếu ông Vượng giữ đúng lời, rằng “sẽ hết mình, không kể việc thiên hạ hay của Vingroup”, coi như việc “đương nhiên phải làm”, không phân biệt con đẻ con nuôi trong cả gia đình lẫn công việc,  thì cái ngày ấy cũng sẽ tới! Nhanh thôi.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/goc-khuat-cua-ti-phu-pham-nhat-vuong-chuyen-con-de-con-nuoi-995694.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.