Chuyện không bao giờ cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng nghìn xe chở trái cây, trong đó chủ yếu là thanh long, mít, xoài bị kẹt ở biên giới phía bắc do Trung Quốc ngưng thông quan các cửa khẩu, khiến ngành trái cây điêu đứng.

Do chính sách “Zero Covid” được áp dụng ở Trung Quốc, nên khi xe thanh long vào Trung Quốc phải giao cho tài xế phía bạn điều khiển tiếp vào nội địa, chứ không phải tài xế của chủ hàng…

Để kiểm soát dịch Covid-19, phía Trung Quốc lập tức ngừng thông quan cửa khẩu, bất chấp hàng nghìn xe trái cây của Việt Nam đang nằm vật vạ chờ cả tháng trời ở biên giới. Trái cây hư hỏng, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thiệt hại nặng nề. Dội hàng, người nông dân thu hoạch không ai mua, hoặc mua với giá rẻ như cho, thậm chí đã từng phải đổ bỏ.

 

Sản lượng thanh long Bình Thuận khoảng 650.000 tấn/năm chủ yếu xuất tiểu ngạch đi Trung Quốc. Ảnh: Q.H.
Sản lượng thanh long Bình Thuận khoảng 650.000 tấn/năm chủ yếu xuất tiểu ngạch đi Trung Quốc. Ảnh: Q.H.


Đối với nông dân trồng thanh long và các DN xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc, đây không phải lần đầu bị tắc nghẽn, mà câu chuyện này lặp đi lặp lại nhiều lần.

Khi chúng tôi hỏi DN, biết vậy sao vẫn làm, thì được trả lời: “Xuất tiểu ngạch nó vậy, không xuất sang Trung Quốc thì làm gì cho hết thanh long ở Bình Thuận”. Vậy vì sao không xuất chính ngạch để tránh rủi ro? Minh chứng cụ thể, một công ty FDI (DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - PV) nằm trong Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 (H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) trong năm qua đã xuất sang Trung Quốc 59.000 tấn thanh long bằng hợp đồng chính ngạch. Và hiện nay, khi mà các DN xuất tiểu ngạch điêu đứng, thì DN này vẫn thu mua thanh long bình thường để xuất khẩu.

Lãnh đạo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận chia sẻ với chúng tôi rằng: “Không phải không làm được, mà các DN địa phương không dám mạnh dạn làm chính ngạch, cứ quen cách làm cũ”. Còn theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Thuận, thị trường xuất chính ngạch của thanh long Bình Thuận hiện nay khá đa dạng, từ Nhật, Mỹ, Úc đến các nước châu Âu và đặc biệt là Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc. Tuy nhiên, lượng hàng xuất chính ngạch đi các thị trường này rất ít.

Câu chuyện nêu trên không phải mới và DN đã biết. Cần phải đổi mới phương thức xuất khẩu thanh long, đa dạng hơn, linh hoạt hơn, đừng để câu chuyện thiệt hại cứ lặp lại mãi, khốn đốn cho nông dân.

Theo QUỐC HANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).