Xuất khẩu nông sản không thể mãi là 'đường mòn lối mở'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây là vấn đề Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra tại Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 29.12.

Theo Bộ NN-PTNT, thống kê sơ bộ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt kết quả cao kỷ lục với 48,6 tỉ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, nông sản chính 21,49 tỉ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỉ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỉ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%. 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo, cao su.


 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN


Thủ tướng đánh giá cao kết quả ngành nông nghiệp đạt được, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, thiên tai lũ lụt tại miền Trung, nhưng ngành vẫn tăng trưởng 2,85%, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng một số sản phẩm của ngành nông nghiệp chưa có thương hiệu, chưa xây dựng thương hiệu mang tính quốc tế. Bộ NN-PTNT tới đây phải triển khai bài bản, đồng bộ từ quy hoạch, dự báo thị trường, vùng nguyên liệu, ứng dụng KH-CN, nâng cao năng lực chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, mẫu mã, bao bì, nhãn mác sau thu hoạch, giải pháp về thị trường, vốn cho người nông dân và doanh nghiệp… “Đây là những vấn đề rất cơ bản, cần lộ trình để giải quyết với sự chia sẻ, chung tay của các bên và sự hợp tác quốc tế. Không thể “đường mòn lối mở” mãi. Phải làm đến cùng, làm hết mình vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích chính đáng của chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Liên quan tình trạng ùn tắc nông sản tại một số cửa khẩu, Thủ tướng lưu ý giải pháp lâu dài, căn cơ là phải thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch với các sản phẩm đủ tiêu chuẩn. Đề cập tới quan hệ thương mại VN - Trung Quốc, Thủ tướng cho biết đã nhiều lần đề nghị hai bên cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương hàng hóa qua biên giới, nhất là các loại nông, thủy sản, hoa quả mùa vụ của VN, góp phần thực hiện mục tiêu cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT triển khai các giải pháp cải thiện hoạt động thương mại với phía Trung Quốc, các tỉnh biên giới phải chủ động làm việc với các địa phương của Trung Quốc để có giải pháp phù hợp trong phòng chống dịch và xuất khẩu hàng hóa.

Theo T.Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.