Trao quyền chủ động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mấy ngày qua, Bộ GD-ĐT liên tục ban hành nhiều văn bản quy định về hình thức kiểm tra đánh giá cuối học kỳ 1 năm học 2021-2022 với học sinh tiểu học, trong đó mọi chú ý đổ dồn về hai khối 1 và 2 do đây là giai đoạn giáo dục mang tính chất nền tảng, song đặc thù tâm sinh lý các em còn quá nhỏ, dễ bị tác động bởi dịch bệnh.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Có thể thấy, chưa năm học nào quan điểm chỉ đạo của bộ thay đổi liên tục như năm nay, khiến trường học, giáo viên lẫn phụ huynh, học sinh đều không biết tới đây sẽ kiểm tra định kỳ học sinh theo hình thức nào.

Theo chỉ đạo mới nhất của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, tùy điều kiện thực tế từng địa phương, các sở GD-ĐT hướng dẫn trường học tổ chức kiểm tra định kỳ theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Ngoài ra, địa phương có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian thực hiện kiểm tra phù hợp với kế hoạch năm học trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn. Như vậy, địa phương nào học sinh chưa thể đến trường học trực tiếp thì có thể kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến. Điều này trái ngược với văn bản chỉ đạo 2 ngày trước đó của Bộ GD-ĐT là yêu cầu kiểm tra trực tiếp với học sinh khối 1 và 2, chỉ kiểm tra trực tuyến với những trường hợp “bất khả kháng” và học sinh khối 3, 4, 5. Trong khi đó, đầu tháng 9-2021, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu các địa phương ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình với học sinh tiểu học, không kiểm tra, đánh giá định kỳ trong thời gian học sinh chưa đến trường học trực tiếp. Khi học sinh đi học trở lại, các trường phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá học sinh… Chỉ trong thời gian ngắn, quan điểm chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đã thay đổi, từ không kiểm tra, đánh giá học sinh đến kiểm tra trực tiếp, và hiện tại là kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hiện nay, quyết định thời gian khi nào học sinh tiểu học trở lại trường còn bỏ ngỏ tại nhiều địa phương do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và qua khảo sát cho thấy tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh với việc cho con đến trường còn khá thấp. Yêu cầu học sinh đến trường kiểm tra trực tiếp được xem là bất khả thi, dễ gặp phản ứng trong dư luận.

Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT nên giao quyền chủ động cho các địa phương quyết định hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học, bởi chỉ riêng TP Thủ Đức và 21 quận, huyện tại TPHCM đã có nhiều cấp độ dịch, thì không thể có mẫu số chung về hình thức học tập của học sinh ở 63 tỉnh, thành trên cả nước. Chưa kể, hiện tại, nhiều phụ huynh cho biết ngoài việc đánh giá trình độ kiến thức, năng lực học tập, ngành giáo dục cần quan tâm nhiều vấn đề khác như phát triển về nhận thức, kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong bối cảnh các em phải ở nhà học trực tuyến quá lâu, mọi sinh hoạt và kỹ năng học tập đều bị xáo trộn, nhất là với học sinh lớp 1. Thay cho việc quy định cứng nhắc hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, cơ quan quản lý cần quan tâm hỗ trợ các trường bổ sung kiến thức cho học sinh, tạo hướng mở với trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập hoặc ở những địa bàn đặc thù.

 

Theo MINH QUÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.