Thưởng Tết: Thấu hiểu, sẻ chia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với người lao động (NLĐ) làm việc trong các doanh nghiệp (DN), những ngày đi dần về phía cuối năm là lúc bắt đầu nóng lên câu chuyện thưởng Tết. Dù muốn hay không, bất cứ hoàn cảnh nào, ai cũng không thể quên rằng cái Tết đang về và nghĩ đến khoản tiền thưởng nhận được sau một năm làm việc cũng là lẽ thường tình.

Dù vất vả, nhọc nhằn trong đời sống, dù bấp bênh việc làm sau những tháng ngày chống chọi với đại dịch Covid-19 thì ai cũng vẫn phải sống, vẫn lo chuyện Tết. Đầu óc không thể không nghĩ đến Tết với những lo toan. Vào nhà máy không thể không nghe, không nói chuyện thưởng Tết.

Những lúc bình thường như mọi năm thì thưởng Tết luôn là mối quan tâm hàng đầu của NLĐ nhưng năm nay càng đặc biệt hơn. Thưởng Tết đã và sẽ được nhìn trong nếp tư duy quen thuộc "năm hết Tết đến", Tết đầm ấm, sum vầy nhưng nếp nghĩ về Tết đã có sự đổi thay theo hướng mềm dẻo hơn, nhân văn hơn. Nhiều NLĐ sẽ không đòi hỏi DN một cách riết róng, không quá căng thẳng nếu trong năm qua DN làm ăn khó khăn, bản thân từng NLĐ đã thấm thía cảnh nghỉ chờ việc. Chỉ cần có việc làm, thu nhập thường xuyên đã là mong mỏi hàng đầu. Ba ngày Tết có thêm khoản nào mang tính chất động viên cũng đều đáng quý.

Thưởng Tết luôn gắn với nhận thức, sự lo toan và cách ứng xử của DN. Qua đó, NLĐ hiểu rõ hiện tình, đánh giá thiện chí. Buồn vui cũng xuất phát từ đây. Giữa muôn vàn khó khăn bủa vây DN và NLĐ thì thưởng Tết đã có sự sẻ chia, thấu hiểu. Năm nay, hẳn NLĐ sẽ không nhìn quanh mà so đo. Nhìn sang DN bạn, thấy bạn thưởng cao hơn thì mừng cho bạn hơn là buồn riêng cho mình như trước.

Hai năm qua, đặc biệt là năm 2021, vừa gượng dậy sau năm 2020, nhiều DN đã bị "đánh bồi" bởi những đợt dịch khiến nhiều DN phải giải thể, NLĐ mất việc. Nhiều DN gắng trụ lại và giữ việc làm cho NLĐ, lấy đó làm may mắn để cùng nhau vượt khó. Có những DN hoàn cảnh cũng rất khó khăn, song đã đưa vào thỏa ước lao động tập thể, thưởng Tết đã thành thông lệ nhiều năm. Vừa hoạt động trở lại không lâu nhưng cũng cố gắng xoay xở để có thưởng cho NLĐ, như một sự tri ân, động viên, ghi nhận và thắt chặt tình cảm gắn bó tại nơi làm việc. Mọi năm là liên hoan cuối năm, phát tiền thưởng Tết, năm nay DN sẽ tiết giảm để có khoản gọi là quà trước Tết và tiền lì xì sau Tết khi NLĐ đi làm trở lại.

Nhiều DN đã làm ăn thua lỗ, vẫn cố cầm cự để duy trì việc làm cho NLĐ và nguồn nhân lực này giúp DN trụ lại trong khó khăn. Những ngày không có việc làm, vẫn chi lương chờ việc cho NLĐ. Tổ chức sản xuất "3 tại chỗ" tốn kém rất nhiều chi phí vẫn "cắn răng mà làm" vì không có sự lựa chọn nào khác, vừa duy trì hoạt động DN vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch. Nay cái Tết đang đến, lại đắp đổi để NLĐ ít nhất cũng có cái Tết "không đến nỗi nào".

Vì vậy, thưởng Tết cũng chính là thước đo nỗ lực của lãnh đạo DN, lòng người nghĩ về nhau, là sẻ chia, thấu hiểu. Ba ngày Tết rồi cũng sẽ qua mau, cái đọng lại trong mỗi người là cách ứng xử, sự cho đi và nhận lại, cùng bước bên nhau trong cuộc hành trình.

Theo ĐỨC MINH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam