Dần đưa học sinh trở lại trạng thái bình thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dù phụ huynh đã nỗ lực hết sức để đầu tư trang thiết bị học tập trực tuyến cho con em của mình, nhưng việc học qua các ứng dụng học trực tuyến kéo dài đã ảnh hưởng đến độ tập trung, gây ức chế tâm lý cho cả học sinh và giáo viên.

 Đáng lo ngại, trẻ em mầm non tạm dừng đến trường suốt thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ở nhiều nơi học sinh lớp 1 cũng chưa từng được đến lớp dù 1 học kỳ sắp trôi qua…


Trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn với dịch Covid-19, đã đến lúc cần tính toán việc dần đưa học sinh trở lại trạng thái bình thường.

Có thể nói, việc đánh giá cấp độ dịch để đưa học sinh trở lại trường học an toàn là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tiêm đủ 2 mũi cho các em học sinh trong tháng 1-2022 để dần mở cửa trường học trở lại. Vấn đề là các địa phương cần hết sức chủ động trong vấn đề mở cửa trường học với nguyên tắc thích ứng an toàn với phòng chống dịch.

Một thực tế là hiện nay, nhiều địa phương đã kết hợp linh hoạt giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến. Khi học trực tiếp, những trường hợp trường học có giáo viên, học sinh bị mắc Covid-19 thì ngay lập tức kích hoạt kịch bản chuyển sang học trực tuyến, tổ chức điều trị, cách ly cho giáo viên, học sinh với điều kiện bảo đảm nhất.

Trong 2 ngày 21, 22-12, Sở GD-ĐT Nghệ An vẫn tổ chức thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho hơn 2.200 thí sinh khối 12. Những năm trước, kỳ thi thường được tổ chức tập trung tại TP Vinh và vùng lân cận. Tuy nhiên, năm nay, để đảm bảo an toàn phòng dịch, kỳ thi được chia thành 5 cụm để giãn cách, hạn chế học sinh, phụ huynh di chuyển xa. Thí sinh trước khi vào điểm thi phải đeo khẩu trang, được đo thân nhiệt, khai thông tin y tế và có kết quả xét nghiệm covid-19 âm tính. Có một số thí sinh thuộc diện F1 nhưng các em vẫn được tạo điều kiện để dự thi, bố trí phòng thi riêng với giám thị riêng và các biện pháp phân luồng, phòng dịch theo quy định.

Trong bối cảnh dịch bệnh, đây là nỗ lực của ngành giáo dục tỉnh Nghệ An để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, nhất là lấy tiêu chí ưu tiên trong xét tuyển vào đại học. Có thể thấy, khi có sự chuẩn bị kỹ càng, các kế hoạch được triển khai nhịp nhàng thì việc cho học sinh trở lại các hoạt động bình thường sẽ nhận được sự ủng hộ của xã hội, của các bậc phụ huynh.

Tâm lý của nhiều phụ huynh hiện chưa hoàn toàn yên tâm để con em trở lại trường học khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và rất ngại khi con em phải cách ly phòng dịch. Do đó, để dần đưa học sinh trở lại trạng thái bình thường, ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương để xây dựng phương án phòng dịch an toàn trong trường học; kịch bản xử trí khi có trẻ em, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ của trẻ em là F0 bảo đảm theo quy định. Trước khi đưa học sinh trở lại trường, các gia đình cũng cần cam kết với nhà trường về việc thực hiện nghiêm túc các quy định trong phòng chống dịch Covid-19, vì sự an toàn của các em, gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Theo LÂM NGUYÊN (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.