Không vi rút nào ngăn được tình nghĩa thầy trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để bao thế hệ học trò về trường cũ thăm thầy cô, để mỗi người bày tỏ lòng tri ân và biết ơn sâu sắc đến người dạy dỗ mình.

Thế mà năm nay không khí 20.11 khác lạ quá, trường vẫn ở đó, lá rơi rụng khắp sân mà học trò vẫn chưa được đến trường, thầy cô chưa đến lớp.

Tôi vẫn thường nói với học trò của mình: “Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt, các em phải luôn chắt chiu từng kỷ niệm tháng năm tuổi học trò vì sau này chúng ta không thể tìm lại được nó vẹn nguyên như thế!”. Trước giây phút chia tay năm cuối cấp, ai cũng hẹn nhau năm sau 20.11 chúng ta về trường thăm thầy cô nhé. Rồi ai cũng có những lý do riêng, bận bịu chuyện học hành, chuyện mưu sinh, cơm áo, gạo tiền, gánh nặng cuộc sống luôn khiến mỗi người lỡ mất những lần hẹn “20.11 mình về thăm thầy cô”.

Nhưng 20.11 năm nay… điều tưởng chừng như đơn giản là có thể đến trường thăm thầy cô sao mà khó. Dịch bệnh Covid-19 đã cướp đi nhiều thứ của chúng ta. Trong đó có lẽ “cảm xúc” là điều mất mát lớn nhất của thầy trò trong ngày Nhà giáo năm nay. Từng kế hoạch văn nghệ, flashmob, trải nghiệm hóa thân “Một ngày làm giáo viên” để đón chào kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đều phải hủy vì dịch bệnh…

Hồi đầu năm học, khi bắt đầu dạy và học trực tuyến, đã có học trò bất giác hỏi tôi: “Thầy ơi, dịch bệnh như vầy thì 20.11 không biết có tổ chức ở trường được không thầy nhỉ?”. Nghe xong câu hỏi của trò, lòng tôi bồi hồi xúc động… Tôi có dự báo với em rằng “chắc sẽ tổ chức trực tuyến quá!” nhưng lòng tôi trống rỗng. Tôi vẫn không hình dung ra được những lời hỏi thăm thầy cô lại phải thực hiện qua màn hình máy tính, thiết bị công nghệ thay cho những cái ôm thắm thiết và những lời chào thầy, chào cô dưới sân trường! Một năm học sao mà quá nhiều cảm xúc bị đánh cắp, ngay cả những khuôn mặt của học trò đầu cấp, tôi cũng chưa thể nhớ nổi qua màn hình học trực tuyến.

Cách đây vài ngày, cậu lớp trưởng năm tôi chủ nhiệm lớp 12 đã ra trường 2 năm nhắn tin: “Thầy ơi! 20.11 năm nay dịch bệnh nên em và các bạn không về trường thăm thầy được, lớp chúng mình họp lớp online nha thầy, tụi em nhớ thầy quá ạ!”. Tin nhắn khiến tôi rất xúc động, tôi nhắn lại với em: “Xa địa lý - gần tâm lý, không sao hết, không có một con vi rút nào ngăn được tình cảm, ký ức và cảm xúc của thầy trò mình”.

Thời gian này có lẽ sự thoải mái và suy nghĩ tích cực là liều vắc xin hạnh phúc nhất cho thầy và trò. Món quà quý nhất có lẽ là sự vượt khó, cố gắng học tốt và thích ứng với tình hình thực tại để không gián đoạn việc học tập. Đó là những đóa hồng tươi thắm mà học trò dâng tặng thầy cô nhân dịp 20.11.

Chúng ta sẽ luôn thực hiện tốt 5K để cùng bình an vượt qua đại dịch và năm học sau sẽ được gặp nhau ở trường với các hoạt động chào mừng 20.11 sôi động, hấp dẫn.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh
(Giáo viên Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TP.HCM)

Dẫn nguồn TNO)


 

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).