Sau giữ chân, cần giữ lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh đối lập giữa dòng người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai cố gắng trở về quê nhà khi mở cửa trở lại và các doanh nghiệp đứng trước tình trạng thiếu lao động trầm trọng đang đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.

Ngoài những người chẳng may mắc kẹt do dịch bệnh phải giãn cách xã hội không thể về nhà, bao nhiêu trong số những người đang tìm mọi cách rời khỏi tỉnh, thành đã từng gắn bó, đã từng coi đây là chốn mưu sinh? Tại sao khi mở cửa kinh tế trở lại, họ lại không muốn tiếp tục công việc của mình? Phải chăng họ không cần công việc nữa? Câu trả lời chắc chắn là không. Có thể chính họ cũng chưa biết về quê rồi sẽ làm gì. Nhưng trải qua những tháng ngày đối mặt với rủi ro dịch bệnh, với những khó khăn chưa từng thấy, phải ở yên trong các khu trọ chật chội, tồi tàn..., họ đã căng thẳng và sợ hãi. Thế nên tâm lý thà về quê có rau ăn rau, có cháo ăn cháo... là hoàn toàn có thể hiểu được. Thế nhưng, tình trạng này lại đang gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển và an toàn với dịch bệnh; làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh ở địa bàn đi và xuất hiện tình trạng thất nghiệp ở địa bàn đến. Đó là lý do mới đây Tổng liên đoàn Lao động VN có công văn gửi các công đoàn địa phương, công đoàn ngành về các giải pháp giữ chân lao động.

Thực ra không chỉ ở đầu đi, mà ngay cả đầu đến - là các địa phương đón người dân trở về, áp lực cũng không hề nhỏ. Đơn cử như các tỉnh miền Tây đang phải căng mình ứng phó với dịch bệnh trong điều kiện thiếu thốn vắc xin thì chỉ tính từ 1.10 đến nay đã có khoảng 300.000 người về từ các vùng dịch. Các vấn đề an toàn phòng chống dịch, an sinh xã hội, công ăn việc làm... sau đó không thể không tính tới. Vì vậy, để giải bài toán nơi thừa nơi thiếu lao động, cần có sự tham gia của cả đầu đi và đầu đến. Việc phối hợp, hỗ trợ để giữ chân, để người lao động an tâm ở lại... cần được thực hiện đồng bộ.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn sau “giữ chân” là chúng ta phải tính đến giải pháp “giữ lòng” người lao động. Chỉ khi giữ được lòng thì họ mới thực sự gắn bó, chia sẻ và đồng hành cả trong khó khăn, gian khổ. Thực tế ngay khi TP.HCM mở cửa kinh tế trở lại, chúng tôi đã có làm một khảo sát bỏ túi với một số doanh nghiệp về vấn đề nhân lực, kết quả khá tương đồng. Những đơn vị có chính sách chăm lo đời sống, chia sẻ, động viên kịp thời với nhân viên trong thời gian dịch bệnh đều không sợ thiếu công nhân và ngược lại. Tương tự ở góc độ chính quyền, có khá nhiều vấn đề cần được đặt ra và giải quyết như nhà ở cho công nhân, hay các chính sách an sinh xã hội cho người lao động nhập cư... Bởi chính họ - những người lao động nhập cư, đã đóng góp một phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và nhiều địa phương khác. Giai đoạn phục hồi kinh tế trước mắt, càng không thể thiếu họ.

Chỉ khi họ an tâm về cuộc sống thì “đất lạ” mới “hóa quê hương”.

 

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.