Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, khát vọng cống hiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-9, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Kết luận nêu rõ: “Khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung”.

Có thể nói, Kết luận số 14 của Bộ Chính trị là sự thể hiện ở tầm cao nhất quan điểm của Đảng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo-những người chịu trách nhiệm chính trong việc cùng toàn dân tiếp tục lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Bản kết luận được ban hành sau những nghiên cứu, đánh giá và đúc kết bài học kinh nghiệm của Ban Tổ chức Trung ương về công tác lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng thời gian qua.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh nguồn baochinhphu.vn


Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ghi nhận những cán bộ dám bứt phá ra khỏi sự ràng buộc của cơ chế, mà theo họ, đó là những điều bất hợp lý, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Dám bứt phá, “vượt rào”, họ chỉ biết lấy sự vô tư, trong sáng, toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước, phục vụ Nhân dân đảm bảo cho sinh mạng chính trị của mình.   

Đó là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc, là Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đoàn Duy Thành với chủ trương khoán hộ trong nông nghiệp; đó là chủ trương bù giá vào lương của Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính; hay chuyện xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, giao cho doanh nghiệp quyền tự chủ sản xuất, phân phối sản phẩm theo thị trường… của Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư) và mới đây nhất là Bí thư Huyện ủy Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) trong chống dịch Covid-19.

Làm việc ở cơ sở, sống với dân, họ đã nhận ra từ cuộc sống những thứ không được ghi trong nghị quyết; họ đã dám “nhìn thẳng vào mắt dân” để hành động, tiên phong đi tìm chân lý từ thực tiễn cuộc sống để bổ khuyết những điều còn thiếu trong công tác lãnh đạo, quản lý. Nhìn lại bối cảnh lịch sử lúc đó mới thấy hết giá trị của những quyết định đầy táo bạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm của những cán bộ dám bứt phá ra khỏi những ràng buộc của cơ chế quan liêu bao cấp.

Có thể khẳng định, thành công của những mô hình đột phá ấy đã góp phần kiến tạo nên đường lối đổi mới của Đảng, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ cho đất nước. Nhưng cũng không thể không thừa nhận rằng, lực cản trên con đường đi tới cũng không hề nhỏ. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung là một yêu cầu vô cùng quan trọng.  

Khi đề cập công tác bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần yêu cầu phải khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì Nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá; biết cách tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Cán bộ có tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, thường làm những điều người bình thường sợ trách nhiệm không dám làm. Xem xét thấu đáo, công tâm động cơ thực sự của những việc làm mang tính bứt phá ấy là cơ sở để thực hiện cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, sáng tạo. Đồng thời, xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương này để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Cán bộ lãnh đạo có tư duy đổi mới, trách nhiệm, khát khao cống hiến, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân ắt sẽ biết việc gì “dám làm” và “không dám làm sai”. Cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới vì lợi ích chung đã có. Trở thành cán bộ lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hay không là tùy thuộc ở trí tuệ, bản lĩnh của mỗi người.

 

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).