Khi Hà Nội nhất quyết "đóng cửa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tân Sơn Nhất- Nội Bài là đường bay trục chính của mạng nội địa, từ đây, các chuyến bay nối chuyến đi quốc tế và các sân bay nội địa khác. Hà Nội “đóng cửa” thì các đường bay cũng coi như ngừng hết.

Hà Nội vẫn đang
Hà Nội vẫn đang "đóng cửa" với hàng không, đường sắt, xe khách liên tỉnh, và cả xe buýt. Ảnh: GT
Hà Nội đã bước sang tuần thứ 3 thực hiện chỉ thị 15, tuần thứ 3 bình thường mới. Nhưng vẫn đang đóng cửa hàng không, đóng cửa đường sắt, đóng cửa đối với vận tải hành khách liên tỉnh. Thậm chí ngay cả xe buýt- ngay cả vận tải nội vùng, cái mốc 1.10 cũng đã trôi qua và lãnh đạo sở GTVT Hà Nội thì vẫn lắc đầu.
Đang có những khác biệt trong sự lạc quan với tình hình dịch trên báo cáo và những chính sách áp dụng trong thực tế.
Sau những chiến dịch xét nghiệm, tiêm chủng thần tốc, tỉ lệ người trên 18 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi một đã đạt tới tỉ lệ 90%. Tình hình dịch bệnh được khẳng định là cơ bản được kiểm soát. Nhưng những “thành quả”, “thành tựu” ấy có ý nghĩa gì nếu Thủ đô tiếp tục đóng cửa trong một sự “cẩn trọng quá mức”.
Trên VTC, ĐBQH Phạm Văn Hòa vừa dẫn lại chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại kỳ họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 là từ 1.10 sẽ từng bước nới lỏng giãn cách, thích ứng linh hoạt để khôi phục và phát triển kinh tế. Ông Hòa cho rằng: “Dừng bay thương mại quốc tế thì được, chứ dừng bay nội địa thì phải xem xét lại vì các chuyến bay nội địa đã có quy định cụ thể để kiểm tra hành khách ngay tại sân bay”.
Vẫn đề “sự cẩn trọng quá mức” rõ ràng đang ảnh hưởng không chỉ tới một địa phương. Bởi nếu địa phương nào cũng có “quy định riêng” thì làm sao chúng ta nói đến thích ứng linh hoạt trên phạm vi cả nước được.
Bởi nói từng bước khôi phục kinh tế mà địa phương chỗ mở nơi đóng thì khác gì dựng “hàng rào biên giới”, làm sao đảm bảo khôi phục chuỗi cung ứng, chuỗi tiêu thụ, chuỗi sản xuất được.
Xin mở ngoặc rằng chuỗi cung ứng đã thật sự đứt gãy trong đợt dịch vừa qua, chứ không chỉ còn là nguy cơ nữa. Và trong sự “đứt gãy” ấy, một đứt gãy rất quan trọng là nguồn lao động- do các quy định phòng chống dịch ở mỗi địa phương một khác.
Bộ Giao thông vận tải liên tục đặt vấn đề khôi phục vận tải, trong đó có hàng không, như một “vấn đề sống còn”.
Bộ Y tế cũng ủng hộ phương án hành khách chỉ cần đáp ứng điều kiện tiêm 1 mũi vaccine hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19. Trường hợp hành khách không thuộc 2 đối tượng này phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19... là có thể bay nội địa.
Vấn đề chỉ còn là việc Hà Nội - một đầu mối giao thông quan trọng, vẫn đang lắc đầu.
ANH ĐÀO (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khi-ha-noi-nhat-quyet-dong-cua-959489.ldo

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.