Thủ tướng và những cuộc điện thoại lúc nửa đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
23h, tức là chỉ 1 tiếng trước khi Hà Nam thực hiện phong toả, Thủ tướng gọi điện trực tiếp cho lãnh đạo tỉnh. Cũng ngay trong đêm, Hà Nam họp khẩn, cuối cùng đưa ra quyết định chỉ giãn cách một số điểm.

Trường THCS Trần Quốc Toản (TP.Phủ Lý, Hà Nam) được trưng dụng làm nơi cách ly của các học sinh F1. Ảnh: CTV
Trường THCS Trần Quốc Toản (TP.Phủ Lý, Hà Nam) được trưng dụng làm nơi cách ly của các học sinh F1. Ảnh: CTV
Cuộc điện thoại lúc nửa đêm của Thủ tướng ngay trước thời điểm Hà Nam giãn cách xã hội được chính Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy kể lại.
Trong cuộc điện thoại 1 tiếng trước giờ giãn cách ấy, Thủ tướng đã đặt câu hỏi: Phủ Lý có gần 200 ngàn dân, hơn 250 ngàn công nhân, tỉnh có đủ nguồn lực để giãn cách kéo dài, bảo đảm an sinh xã hội cho gần 500 ngàn người trong 2 tuần không?
Tỉnh, ngay sau đó họp khẩn cấp để từ toàn bộ TP. Phủ Lý với khoảng 180.000 dân dự kiến giãn cách xã hội, cuối cùng, chỉ giãn cách một số điểm. Chẳng hạn có phường 12.000 dân chỉ thực hiện phong toả một ngõ 36 hộ dân, 100 nhân khẩu.
Câu chuyện, được chính Hà Nam coi như một kinh nghiệm. Kinh nghiệm, về khoanh vùng hẹp nhất có thể, vừa giúp không mất quá nhiều nguồn lực cho việc phong toả, vừa không ảnh hưởng quá nhiều đến sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân.
Có một chi tiết trong cuộc điện thoại ấy là Thủ tướng nắm rất rõ, rất sát: Ca bệnh đầu tiên ở Hà Nam được phát hiện là từ số những người đã cách ly 14 ngày.
Và từ sự sâu sát ấy, và từ sự quan tâm, chỉ đạo ngay trước “giờ G” ấy, chỉ vài trăm người bị giãn cách, thay vì hàng trăm ngàn.
Còn nhớ vào đêm 14.9, Thủ tướng cũng gọi điện trực tiếp cho ông Phan Văn Tường, Bí thư thị trấn Long Bình, An Phú, An Giang để kiểm tra việc chống dịch ở “vùng đỏ”.
Khi nghe tình hình “rất thật” về 2 khu dân cư nghèo chật chội, 2.700 dân đang bị phong tỏa với mật độ dày đặc đến mức có những ngôi nhà chưa được 20m2 nhưng có 5-6 người ở, Thủ tướng đã yêu cầu phải sớm giãn dân ra khỏi khu vực này; thành lập trạm y tế lưu động và đẩy mạnh tầm soát cộng đồng.
Hôm qua, người đứng đầu Chính phủ phát biểu một câu thấm thía: “Không phải cứ lập rào cản là chống được dịch. Lập rào cản mà người dân không có ý thức thì các đồng chí có thể gác 24/24 giờ không? Có thể làm được cả tuần, cả tháng, cả năm không?!”.
Những rào cản ý thức cần được tuyên truyền, vận động để “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”.
Nhưng cũng có những rào cản khác cần thay đổi: Rào cản trong tư duy của người chống dịch. Nó không thể là sự thụ động, cần cầm tay chỉ việc. Và cái rào cản ấy chỉ có thể thay đổi bằng những người quan tâm, sâu sát, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm... Chứ không thể mãi ngồi chờ một cú điện thoại mới chuyển biến.
ANH ĐÀO (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/thu-tuong-va-nhung-cuoc-dien-thoai-luc-nua-dem-957506.ldo

Có thể bạn quan tâm

Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).