Góc nhìn phóng viên: Nghe từ 'ông anh', 'ông chú'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi giao tiếp trên môi trường internet, người dùng có xu hướng muốn chia sẻ thông tin mình có được cho người khác một cách nhanh nhất. Rất ít người nghĩ đến thao tác phối kiểm thông tin.

 Một trường hợp đăng tin sai sự thật trên Facebook bị xử lý. Ảnh: Nguyễn Tú
Một trường hợp đăng tin sai sự thật trên Facebook bị xử lý. Ảnh: Nguyễn Tú


Khi ai đó kề tai ta và nói rằng: “Tôi chỉ nói điều này cho anh, chị thôi nhé!”, ngay lập tức người nghe có cảm giác mình trở nên quan trọng hẳn lên. Cảm giác ấy sẽ nhân lên gấp bội nếu có thêm sự bảo chứng: “Thông tin này tôi nghe được từ “ông anh”, “ông chú” làm ở cơ quan này, đơn vị nọ. Đơn vị, cơ quan mà “ông anh”, “ông chú” làm càng hoành tráng, độ tin tưởng của thông tin càng cao.

Khi giao tiếp trên môi trường internet, người dùng có xu hướng muốn chia sẻ thông tin mình có được cho người khác một cách nhanh nhất. Rất ít người nghĩ đến thao tác phối kiểm thông tin.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, đã rất nhiều lần cơ quan chức năng các tỉnh, thành lên tiếng phản bác về những thông tin xuyên tạc, sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội. Song song đó, một luồng thông tin thất thiệt vẫn âm thầm lan truyền trong các hội nhóm chat, trao đổi “nội bộ” theo hình thức rỉ tai, bỏ nhỏ.

Một thông tin đang được dư luận quan tâm nếu phát tán rộng rãi trên mạng xã hội, ít nhiều sẽ có những bình luận mang tính chất nghi ngờ. Nhưng ở các hội nhóm chat, vì tính chất nội bộ, các thành viên đã có mối quan hệ quen biết, tin tưởng nhau từ trước, nên thường rất ít ai “phản biện” lại. Người viết từng được một phụ huynh trong nhóm chat Zalo gửi link đăng ký tiêm vắc xin cho trẻ từ 6-12 tuổi. Giữa nhiều ý kiến hỏi han “Các mẹ đăng ký được cho các con chưa”, may có một ý kiến “Các mẹ cẩn trọng. Có thể là link lừa đảo, lấy thông tin của phụ huynh học sinh. Hãy chờ thêm thông tin từ cơ quan chức năng” nên cả hội im ắng hẳn!

Rất khó truy nguyên nguồn gốc của thông tin nghe được từ “ông anh”, “ông chú”. Nếu có một chương trình phổ cập cho người dùng internet thông thường kỹ năng nhận chân được bản chất thông tin, sẽ tốn không ít thời gian, công sức. Điều này cần một kế hoạch, chiến lược bài bản. Đưa vào chương trình giáo dục các cấp một chương trình như thế là một lựa chọn. Một thế hệ tiếp nhận thông tin tỉnh táo hơn hy vọng sẽ dần được hình thành thông qua chương trình bài bản ấy…

Theo Tường Vy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.