Phải xử lý thẳng tay những "ông giời con" trong khu cách ly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Về quê, được địa phương tổ chức đi cách ly, nhưng nhiều người coi mình như "ông giời con”. Họ đòi hỏi đủ kiểu, chưa kể còn tụ tập phá phách, có những hành vi vi phạm quy định phòng dịch.
 

Nhóm 8 thanh niên vi phạm phòng chống dịch bệnh bị xử phạt. Ảnh: CACC
Nhóm 8 thanh niên vi phạm phòng chống dịch bệnh bị xử phạt. Ảnh: CACC



Công an huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai ra quyết định xử phạt 8 thanh niên trên địa bàn về việc gây rối trong khu cách ly, vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với số tiền gần 16 triệu đồng, đó là bản tin Báo Lao Động ngày 13.8.

Thừa Thiên - Huế cũng thông tin về việc xuất hiện lây nhiễm chéo trong khu cách ly do nhiều người không chấp hành các quy định trong khu cách ly. Họ không đeo khẩu trang, chia sẻ thông tin bịa đặt lên mạng xã hội, gây rối, cờ bạc, tụ tập uống rượu.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở một vài điểm cách ly mà khá phổ biến.

Những người từ TPHCM và một số tỉnh phía Nam về quê trong đợt dịch này, đều được các địa phương tổ chức cách ly, chăm sóc y tế cũng như ăn ở đàng hoàng. Do số lượng người về quá đông, có nơi quá tải, cho nên cũng không thể đòi hỏi như ở nhà, đó là điều đương nhiên. Trong lúc dịch bệnh, ai cũng khó cũng khổ, mỗi người cần cảm thông và chia sẻ.

Các địa phương gặp nhiều khó khăn như Thừa Thiên - Huế, vẫn tổ chức cách ly miễn phí, lo ăn ở cho người cách ly rất chu đáo. Hơn 10.000 người ăn mỗi ngày, từng phần ăn luôn được chăm chút. Nhiều người tình nguyện lo nấu nướng, bưng bê, tuy vất vả nhưng ai cũng vui vẻ vì việc chung.

Phần lớn người dân hiểu rằng cách ly trước hết là vì sức khỏe của bản thân mình, gia đình mình, sau đó là vì sự an toàn chung của cộng đồng, nên chấp hành tương đối tốt.

Nhưng không ít người cho rằng mình về quê, bị chính quyền bắt đi cách ly, mất tự do. Thậm chí có người cho rằng chính quyền đưa họ đi cách ly là phải có trách nhiệm lo cho họ, nên đặt ra yêu cầu và đòi nhân viên khu cách ly phải phục vụ.

Trong những người về quê, có người nghèo, cũng có người không phải khó khăn, họ về để trốn dịch. Địa phương tiếp nhận lo cho họ, rất nhiều nhân viên, tình nguyện viên, bộ đội phải vất vả phục vụ họ, nhưng họ không chia sẻ và ý thức rằng mình đang trở thành gánh nặng cho người khác. Những người này lại thường có hành vi vi phạm quy định, cờ bạc, gây rối, đánh nhau trong khu cách ly.

Những vi phạm của nhóm người này là nguyên nhân gây ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

Bất cứ ai cũng phải chấp hành quy định phòng dịch, dù là người nghèo hay người có điều kiện. Về quê, đi cách ly không phải đi “làm vương, làm tướng". Phải thẳng tay xử phạt mới trị được những "ông giời con” trong khu cách ly.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/phai-xu-ly-thang-tay-nhung-ong-gioi-con-trong-khu-cach-ly-941735.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.