Dân phải no bụng để "ai ở đâu yên đó" thêm một tháng nữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

TP.Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội nhiều đợt liên tiếp, người dân rất khó khăn, thêm một đợt nữa là chồng chất thêm khó khăn. Liệu dân có ai ở đâu yên ở đó được hay không?

 

Dân ai ở yên đó nhưng phải no bụng. Ảnh: Lao Động
Dân ai ở yên đó nhưng phải no bụng. Ảnh: Lao Động



Đợt này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, TP.Hồ Chí Minh sẽ giãn cách xã hội thêm 1 tháng và tập trung nhiều giải pháp để kiểm soát cho được dịch COVID-19 trước ngày 15.9 theo Nghị quyết 86 của Thủ tướng.

Xin lưu ý là một tháng, mà là một tháng thêm. Vì trước đó đã thực hiện nhiều lần giãn cách theo Chỉ thị 16, 15...

Sức dân, sức doanh nghiệp đã rất yếu, nhưng ông Phan Văn Mãi nói: “Chỉ có như vậy mới có thể từng bước đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới”.

Tất nhiên, dập dịch được mới nói đến chuyện no cơm ấm áo, cho nên dù có thêm một tháng hay lâu hơn nữa thì cũng phải cố gắng thực hiện, không còn cách lựa chọn nào khác.

Có điều, dân không thể ai ở đâu yên đó nếu như họ thiếu đói. Đợt bùng dịch này kéo quá dài, nhiều người không còn tích lũy, nên thiếu ăn thiếu mặc là điều chắc chắn.

Vậy thì, phải để cho dân đủ no, không phải thiếu lương thực thực phẩm và phải được chăm sóc y tế.

Đủ no có nhiều cách, trước hết là gói 26.000 tỉ đồng hỗ trợ của Chính phủ, hai đợt hỗ trợ của TPHCM là không đủ để kéo dài cuộc sống của những người nghèo thêm một tháng, cho nên phải có các gói hỗ trợ bổ sung khác. Có là một việc, nhưng nhanh, kịp thời, đúng đối tượng, đúng địa chỉ là một chuyện.

Đủ no là giúp cho dân tay làm hàm nhai trong điều kiện có thể. Ví dụ, đối với những nơi đã xây dựng được vùng xanh, thì hãy để cho người dân trong vùng xanh đó được sản xuất nhỏ, buôn bán trở lại.

Người trong vùng xanh, đã tiêm vaccine, thì cho họ mở cửa hàng, bán hàng ăn, ít nhất là "to go", để họ có thể kiếm ít đồng vào đồng ra, chủ động cuộc sống. Gánh bún, gánh phở được bán, quán mì, quán hủ tiếu được bán, quầy rau quả hoạt động là nhiều người có được đôi đồng.

Những người đã tiêm vaccine, hãy cho họ chạy Grab, ship hàng, chở hàng hóa và tuân thủ các quy định phòng dịch. Hàng hóa phải lưu thông thì dân mới no.

Còn nữa, trong vùng xanh, chợ nên được mở theo quy định mới. Người đã tiêm hai mũi được vào chợ bán, người đã tiêm một mũi được vào chợ để mua hàng. Tất nhiên tiêm rồi vẫn phải tuân thủ phòng dịch. Chợ được hoạt động trở lại, người dân mới no bụng.

Bảo vệ vùng xanh là không cho dịch từ vùng đỏ tấn công vào. Nhưng bảo vệ vùng xanh là để cho người dân sớm quay trở lại với trạng thái bình thường mới. Dân tự kiếm sống được là giảm bớt áp lực cho chính quyền. Dân có cái ăn thì không chạy lung tung.

Dân vùng xanh, có tiêm vaccine được mở cửa cho buôn bán, sản xuất trở lại, tuân thủ phòng dịch cũng là cách để giảm bớt stress, một căn bệnh cũng rất nguy hiểm.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dan-phai-no-bung-de-ai-o-dau-yen-do-them-mot-thang-nua-942183.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.