Không đưa dân từ TP Hồ Chí Minh về địa phương theo kiểu "phong trào"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một số địa phương lên kế hoạch đón dân từ TPHCM về quê - đây là hoạt động chia sẻ với bà con khó khăn, đồng thời cũng giảm bớt áp lực cho TPHCM. Tuy nhiên cần cân nhắc thận trọng để không vi phạm Chỉ thị 16.

 

 Người dân trong vùng dịch phải chấp hành quy định giãn cách Ảnh LĐO
Người dân trong vùng dịch phải chấp hành quy định giãn cách Ảnh LĐO


Trước hết là quy định của Chỉ thị 16: "Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Nếu tỉnh cách ly với tỉnh, thì các tỉnh làm sao đánh xe, thuê tàu, thuê máy bay bay vào TPHCM để chở người. Nếu địa phương nào làm việc này là vi phạm Chỉ thị 16.

Trong Chỉ thị 16, không có quy định nào cho phép chở người ra khỏi khu vực hay địa phương giãn cách để giải tỏa áp lực cho vùng dịch. Không có trường hợp loại trừ, không có trường hợp đặc biệt. Không có quy định người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người nghèo được đưa ra khỏi vùng dịch.

Quy định nhất quán của Chỉ thị 16 là mỗi người phải ngồi yên tại chỗ để khoanh vùng dập dịch, không cho dịch lây lan.

Một nội dung khác của Chỉ thị 16: "Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng".

"Không tập trung quá 2 người" thì làm cách gì để tập trung một đoàn người lên xe, lên máy bay, lên tàu để chở ra khỏi TPHCM?

Xin lưu ý, tại Công văn hỏa tốc số 969/TTg-KGVX ngày 17.7.2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn yêu cầu "bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân".

Các địa phương lo cho dân thì có nhiều cách để giúp đỡ. Các địa phương cũng có nhiều cách để chia sẻ áp lực chống dịch với TPHCM. Không nên chọn cách chở người từ vùng dịch về trong khi đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Đó là "phân phối dịch", là "rước giặc vào nhà để đánh".

Mỗi tỉnh, thành giữ an toàn trong lúc này để chi viện thực phẩm, nhân lực cho TPHCM là cách tốt nhất để giữ an toàn cho cả nước.

Chỉ tạo điều kiện cho dân về quê đối với những trường hợp bất khả kháng, không phải là đưa dân về quê theo kiểu phong trào, và không vi phạm quy định của Chỉ thị 16.

Các địa phương hỗ trợ tiền bạc, vật chất để người dân chịu khó ở yên trong thời gian giãn cách, sau đó đưa về trong điều kiện đảm bảo an toàn cũng chưa muộn. Ví dụ như, Quảng Ngãi chi 2 tỉ đồng giúp bà con gặp khó khăn tại TPHCM.

Làm hết trách nhiệm với dân, chia sẻ áp lực với TPHCM, nhưng phải đặt lợi ích chung của đất nước lên trên hết. Lợi ích đó chỉ đến khi dập được đại dịch COVID-19.

Xin được nhắc lại ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Công văn hỏa tốc 969: "Việc thực hiện Chỉ thị 16 không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, mà còn là quyền lợi của mỗi người dân, vì lợi ích của cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước".

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-dua-dan-tu-tp-ho-chi-minh-ve-dia-phuong-theo-kieu-phong-trao-931949.ldo
 

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.