Đền ơn đáp nghĩa: Còn nhiều việc phải làm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng và sự nỗ lực tự thân, đời sống của thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai không còn hộ nghèo là gia đình chính sách. 

 

Những năm qua, công tác ghi công và đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh ta đã được quan tâm đúng mức. Ảnh: Đinh yến
Những năm qua, công tác ghi công và đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh ta đã được quan tâm đúng mức. Ảnh: Đinh yến

Gia Lai là địa bàn chiến lược trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, hàng vạn người con của mảnh đất Gia Lai đã lên đường làm cách mạng và trực tiếp cầm súng chống lại quân xâm lược. Để có được nền độc lập trọn vẹn và cuộc sống hòa bình dựng xây hôm nay, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần cơ thể trên chiến trường; hàng trăm bà mẹ mất đi những người con yêu quý; hàng ngàn người bị phơi nhiễm chất độc hóa học; hàng ngàn người bị địch bắt tù đày…

Sau khi đất nước thống nhất, công tác ghi công và đền ơn đáp nghĩa đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Với sự vào cuộc của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các ban, ngành liên quan, đến nay, tỉnh ta đã hoàn chỉnh thủ tục xác nhận trên 65.000 trường hợp hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có 9.583 gia đình liệt sĩ, 214 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 9 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 21 cán bộ lão thành cách mạng, 96 cán bộ tiền khởi nghĩa, 2.514 thương binh, 4.006 bệnh binh, 14.530 người có công với cách mạng, 3.409 người bị nhiễm chất độc hóa học, 18.831 người hoạt động kháng chiến. Cùng với đó, hàng ngàn tập thể, cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và huân-huy chương, danh hiệu cao quý; hàng chục nghĩa trang liệt sĩ, đền đài tưởng niệm đã được đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo.

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng và sự nỗ lực tự thân, đời sống của thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, đến nay, trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo là gia đình chính sách. Việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho gia đình chính sách đã đạt được những kết quả rất thiết thực. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, đặc biệt là Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7), cấp ủy và chính quyền địa phương đã tổ chức đoàn đến thăm hỏi, tặng quà tri ân các gia đình chính sách.

Có thể khẳng định, những năm qua, công tác ghi công và đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh ta đã được quan tâm đúng mức, triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Tuy vậy, do chiến tranh đã lùi xa cùng với nhiều yếu tố khác nên việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách đậm tính nhân văn này hiện vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện chế độ đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế (Ban Chỉ đạo 24), toàn tỉnh còn gần 2.000 trường hợp đã lập hồ sơ nhưng còn thiếu giấy tờ nên chưa giải quyết chế độ chính sách. Mặc dù công tác tìm kiếm, cất bốc, quy tập và an táng hài cốt liệt sĩ được tổ chức thường xuyên, liên tục, nhưng vẫn còn hàng trăm liệt sĩ đang nằm đâu đó dưới lòng đất lạnh. Cùng với đó, tại một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có công trình ghi công, tưởng niệm xứng tầm.

Đặc biệt, trong 2 cuộc kháng chiến, không ít tập thể, cá nhân lập nhiều thành tích, chiến công nhưng đến nay vẫn chưa được ghi công, tặng danh hiệu và được hưởng chế độ chính sách đãi ngộ. Đó là trường hợp thiếu niên du kích bắn rơi 2 máy bay Mỹ ở huyện Ia Grai (Báo Gia Lai đã phản ánh) đến nay vẫn chưa được ghi công và có chế độ đãi ngộ. Hay trường hợp huyện Kông Chro (Khu 7) được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhưng chỉ có duy nhất 1 xã được tặng danh hiệu cao quý này (Đak Tơ Pang).

Thực tế cho thấy, hầu hết những tồn tại, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đều nằm ở khâu hồ sơ, thủ tục. Vì vậy, đi đôi với việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật thì ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền các địa phương cần quyết liệt vào cuộc để kịp thời vinh danh những tập thể, cá nhân có công với nước và loại bỏ những phần tử lợi dụng chính sách đền ơn đáp nghĩa để trục lợi.

 

DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).