Mấu chốt là sức khỏe người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai ngày liên tiếp áp dụng Chỉ thị 16, Q.Gò Vấp (TP.HCM) lập 10 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 nhằm kiểm soát người và phương tiện ra vào quận.

Tuy nhiên cả 2 lần, quận đều phải lập rồi xả chốt vì sự ùn ứ của dòng người vào giờ cao điểm. Nhìn đám đông chờ đợi ra vào quận (hoặc đi ngang qua), nhiều người thật sự lo ngại: phong tỏa mà vô tình tạo nên đám đông, người san sát nhau thế kia thì quá nguy hiểm. Để giải được điểm nghẽn của các chốt này phải quay lại gốc rễ vấn đề, phải hiểu Chỉ thị 16 là gì?

Đó là việc cách ly xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly huyện… Quan trọng nhất là cụm từ: người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Hiểu theo tinh thần này thì người dân nên ở nhà, trừ những người tham gia các công việc thiết yếu, không thể nghỉ được.

Nhu cầu đi làm của người dân là chính đáng, tuy nhiên nếu tất cả cùng ra đường, cùng đi làm và ai cũng tự cho rằng việc của mình là thiết yếu thì phương án lập chốt này hoàn toàn phá sản. Nếu chính người dân không tự giác, không tự bảo vệ sức khỏe bản thân thì các phương án chính quyền đưa ra đều như muối bỏ bể.

Giải pháp chốt kiểm soát từ các địa bàn giáp ranh vừa để hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm soát từ xa là thích hợp. Không để đến ngay khu vực phong tỏa mới có chốt chặn khiến dòng xe cộ dễ xảy ra ùn ứ.

Đề xuất của chính quyền Q.Gò Vấp cho các công chức, viên chức sinh sống ở quận này làm việc tại các địa bàn khác sẽ được làm việc tại nhà; ngược lại công chức, viên chức làm ở các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn Gò Vấp nếu có thể thì bố trí làm việc tại nhà nhận được sự đồng tình của Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức trong cuộc họp hôm qua cần sớm triển khai ngay trong hôm nay.

Nhưng không chỉ khối các cơ quan nhà nước, mà tất cả doanh nghiệp, công ty, ngân hàng… trên địa bàn thành phố cần tạo điều kiện để nhân viên, người lao động cư trú ở khu vực phải thực hiện Chỉ thị 16 được làm việc tại nhà, làm việc luân phiên hay giảm giờ làm, thậm chí quá cần thiết thì lùi giờ làm tạm thời để giảm áp lực trong giờ cao điểm. Cần thiết có một danh mục các công việc, ngành nghề thiết yếu để phân loại nhu cầu ra vào quận.

Mỗi đơn vị, người dân tự tiết chế giảm bớt nhu cầu, thói quen sinh hoạt, chính là giải pháp “mọi người cùng đồng lòng”, giảm áp lực cho ngành y tế, chính quyền khi số ca nhiễm Covid-19 tại Q.Gò Vấp chưa có dấu hiệu dừng.


 

Theo VŨ PHƯỢNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.