Góc nhìn phóng viên: Ý chí dập dịch và thôi thúc mưu sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ khi ghi vào trí nhớ việc tuân thủ phòng chống dịch bệnh vì sinh mệnh bản thân và sức khỏe cộng đồng, thì chúng ta mới có thể đi hết 2 tuần giãn cách xã hội, vượt qua được những ngày náo động mệt nhoài này.

 

Rào chắn được linh động đóng mở theo giờ thấp điểm và cao điểm để tránh kẹt xe - ẢNH: ĐÀO NGUYÊN
Rào chắn được linh động đóng mở theo giờ thấp điểm và cao điểm để tránh kẹt xe - ẢNH: ĐÀO NGUYÊN



Q.Gò Vấp (TP.HCM) có khoảng 700.000 người, nhiều cư dân trong số đó hằng ngày tỏa đi các quận huyện khác để làm việc, học hành. Các địa phương khác mỗi ngày cũng có rất nhiều người đổ về Q.Gò Vấp để giao dịch, mưu sinh. Đây chính là căn nguyên dẫn đến những xáo trộn xã hội khi áp Chỉ thị 16 phòng chống dịch Covid-19 vào địa bàn này những ngày qua, dù hầu hết ý kiến đều cho rằng việc áp dụng Chỉ thị 16 đối với vùng dịch lây lan mạnh như Q.Gò Vấp là cần thiết.

Sau 3 đợt dịch Covid-19 đến đợt dịch lần này, giữa những bươn bả gầy dựng lại công việc, thu nhập của phần đông người lao động, thì chuyện xung đột giữa ý chí dập dịch với thôi thúc mưu sinh là không thể tránh khỏi. Trên thực tế, thật khó để dung hòa giữa duy trì hoạt động kinh tế ở mức cơ bản với phòng chống dịch Covid-19 quyết liệt. Điều này đòi hỏi chính quyền và người dân không chỉ chung tay cơ học đơn thuần mà cần hợp tác, hợp sức nhuần nhị từ trong tâm trí.

Một bên muốn khoanh vùng, quây kín các kẽ hở để mong chặn đứng đường lây lan dịch bệnh. Một bên bị thôi thúc phải lo cái ăn cái mặc trước mắt cho bản thân và gia đình. TP.HCM đã linh động trong việc giãn cách xã hội Q.Gò Vấp theo hướng xả chốt kiểm soát giờ cao điểm, lập chốt phụ và chốt vòng ngoài ở các quận kế cận. Người dân cũng đã tự điều chỉnh việc đi lại, lịch trình công việc.

Đó cũng là một kinh nghiệm dành cho các địa phương. Chính quyền quản lý linh hoạt hơn sau khi đưa ra mệnh lệnh hành chính. Người dân tiếp nhận văn bản dưới luật ban hành ra đời sống không theo lối phản xạ kháng cự. Bởi trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới này, thì chúng ta luôn phải dự phòng hành động, ứng xử phù hợp cho cuộc sống của mình, cho cả cộng đồng trong những ngày kế tiếp.

Chỉ khi ghi vào trí nhớ việc tuân thủ phòng chống dịch bệnh vì sinh mệnh bản thân và sức khỏe cộng đồng, thì chúng ta mới có thể đi hết 2 tuần giãn cách xã hội, vượt qua được những ngày náo động mệt nhoài này.

 

Theo Võ Tiến (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).