Câu chuyện con cá và cần câu thời đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 4 đợt dịch COVID-19 bùng phát, ngành Du lịch Đà Nẵng cũng như cả nước gặp vô số khó khăn, thách thức. Hiện tại, số lao động du lịch tại Đà Nẵng ngừng việc, nghỉ việc ước khoảng hơn 40.000 người, chiếm khoảng 80% tổng số lao động du lịch.

Có thêm tin “an ủi” đến với người lao động thất nghiệp, đó là chính quyền Thành phố Đà Nẵng quyết định hỗ trợ cho mỗi lao động làm việc trong ngành Du lịch được vay 100 triệu đồng để cầm cự chờ hết dịch COVID-19.

Không chỉ Đà Nẵng, mà Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình... những địa phương mạnh về du lịch đều phải chịu cú đấm “sấm sét” của dịch COVID-19 trong lần bùng phát này. Nói là sấm sét vì qua ba lần trước, ngành Du lịch chịu đựng những cú đánh dồn dập, gục xuống rồi gượng đứng. Đến lúc này thì sức tàn lực kiệt, cú đấm thứ tư của COVID-19 là đòn bồi vào ngành Du lịch đã không còn khả năng chống đỡ.

Còn nhớ khi dịch bùng phát đợt thứ ba, Chủ tịch Viettravel Nguyễn Quốc Kỳ phát biểu rất cay đắng: “Tôi không biết liệu có còn ngành Du lịch nữa không nếu đợt bùng phát này diễn biến phức tạp. Những người như chúng tôi có thể là những doanh nghiệp cuối cùng trong nghề. Giờ đơn vị du lịch còn hoạt động đếm trên đầu ngón tay”.

Và hiện nay đã là lần bùng dịch thứ tư.

Vậy thì chúng ta không thể ngồi chờ chết, không để dịch giết lần giết mòn những doanh nghiệp “đếm đầu ngón tay” còn sót lại.

Chính quyền Đà Nẵng có thể hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp vay một ít tiền, nhưng con cá đó ăn được mấy bữa. Đà Nẵng có điều kiện để cho vay, còn các địa phương khác chắc gì có khả năng đó. Cho nên, việc phải làm là trao cái cần để cho người lao động đi câu cá, không phải là cho con cá.

Đó là, các tỉnh không bị dịch nên kích hoạt du lịch một phần trong địa phương, và chủ động kết nối với các địa phương khác để kích hoạt du lịch nội địa theo kiểu du lịch an toàn theo “hành lang xanh”. Các tỉnh Từ Quảng Bình vào tới Phú Yên, Nha Trang, Bình Thuận đều yên ổn có thể suy nghĩ theo hướng này. Chúng ta có thể chủ động phòng dịch nhưng vẫn mở những cánh cửa có thể để kinh doanh, làm ăn, du lịch.

Bà con ở các tỉnh kiểm soát dịch tốt có thể về các tỉnh miền Trung du lịch, bà con ở các tỉnh miền Trung cũng có thể vào các tỉnh ĐBSCL du lịch theo các tuyến “hành lang xanh” an toàn.

Bảy nước Châu Âu gồm Bulgaria, Czech, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Croatia và Ba Lan đã cấp chứng chỉ du lịch COVID-19, hay còn gọi là “hộ chiếu vaccine COVID-19” đầu tiên của Liên minh Châu Âu, cho phép đi lại xuyên biên giới trong khối 27 thành viên.

Chuyện “hộ chiếu vaccine” để tạo hành lang xanh đi lại nói trên cũng sẽ có thể áp dụng tại VN một khi chúng ta tiêm vaccine đại trà. Tuy nhiên trong lúc chờ đợi, du lịch VN cần có những bước đi thận trọng, sáng tạo của riêng mình.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cau-chuyen-con-ca-va-can-cau-thoi-dai-dich-918262.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Bao giờ hết khổ vì SIM rác!?

Những ngày qua, không ít người dùng điện thoại di động lại lo lắng mất thời gian khi nghe tin các nhà mạng sắp triển khai chiến dịch rà soát người đứng tên từ 4 SIM trở lên dành cho thiết bị di động, nhằm đảm bảo SIM được sử dụng đúng người đã đăng ký.
Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Đoàn tập hợp thanh niên vì dân vì nước

Sắp tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2024), chúng ta đều cảm nhận được lý tưởng và hoạt động của Đoàn suốt 93 năm qua là nhất quán, với một mục đích Đoàn tập hợp thanh niên là vì dân vì nước.
Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Thú cưng đâu chỉ để cưng!

Trước cao điểm mùa nắng nóng năm nay, các trung tâm kiểm soát bệnh tật và bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại nhập viện và tử vong do bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn, cào. Trong đó, phần lớn là trẻ em.