Bộ quần áo chống dịch COVID-19 và câu hỏi cho hơn 24.000 tiến sĩ ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giải pháp tối ưu nào để xử lý tình trạng các y, bác sĩ, nhân viên y tế phải làm việc trong bộ quần áo chống dịch kín mít, gần như "bọc trong nylon" khi nhiệt độ bên ngoài lên trên 40 độ C? Đây là câu hỏi cho giới nghiên cứu khoa học Việt Nam.

 

Bộ quần áo chống dịch mà nhân viên y tế buộc phải sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời lên trên 40 độ C. Ảnh BVNL
Bộ quần áo chống dịch mà nhân viên y tế buộc phải sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời lên trên 40 độ C. Ảnh BVNL



Báo chí cũng đã “cận cảnh” đôi bàn tay nhăn nheo, trắng bệch vì ngâm mồ hôi của một nữ sinh viên Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Giang và mỗi ngày “trở về phòng, quần áo trên người nữ sinh viên cũng ướt sũng, hai mắt cay xè, mặt hằn vết khẩu trang”.

Cho đến lúc này, chưa thể bỏ được bộ quần áo nào bởi chưa có phương án thay thế. Nói như Thứ trưởng Bộ Y tế: “Trong tình hình hiện giờ, nếu bỏ bộ trang phục bảo hộ sẽ làm mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế khi tham gia lấy mẫu”.

Và để giảm nhiệt cho các nhân viên y tế vẫn chỉ là bố trí thời gian lấy mẫu từ sáng sớm cho đến 9 giờ, và buổi tối. Đồng thời tăng cường uống nước và… quạt mát. Đều là giải pháp tạm thời, rất thủ công.

Có thể thay thế chất liệu thoáng khí hơn những vẫn đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế?

Có thể chế tạo ra những “buồng làm mát” khi lấy mẫu xét nghiệm?

Phải có những nghiên cứu sâu, có tính thực tiễn, áp dụng ngay để giảm áp lực cho những nhân viên y tế. Cụ thể trong trường hợp này là giải pháp khoa học cho bộ quần áo chống dịch COVID-19.

Nên nhớ là chúng ta có tới trên 24.000 tiến sĩ. Nên nhớ là chúng ta có tới trên 73.000 cán bộ làm nghiên cứu khoa học. Và cũng nên nhớ rằng mỗi năm Việt Nam đã phải bỏ ra khoảng 2% chi ngân sách, tương đương với trên 30.000 tỉ đồng cho các đề tài, nghiên cứu khoa học.

Đây là lúc khoa học và các công trình nghiên cứu lên tiếng. Hãy bớt những nghiên cứu vô bổ, bớt những công trình khoa học chỉ để trong hộc tủ.

Lúc này cần giới khoa học nhanh chóng đưa ra giải pháp thay chống nóng cho những y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.

Đừng để họ phải chờ đợi trong những bộ đồ ngột ngạt và cơ thể như ngâm trong mồ hôi suốt cả ngày.



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bo-quan-ao-chong-dich-covid-19-va-cau-hoi-cho-hon-24000-tien-si-o-viet-nam-915858.ldo


Theo Linh Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.