Vaccine và câu hỏi tiền đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong “3 nốt nhạc”, một doanh nhân như ông Dũng Lò vôi sẵn sàng hiến 2ha đất, dự kiến 1.000 tỉ cho việc chống dịch. 25.200 tỉ để mua vaccine cho dân vì thế sẽ không lớn, không khó vì những người như ông Dũng không hề ít.

 

 Số tiền 25.200 tỉ để mua 75 triệu liều vaccine sẽ không phải là lớn vì chúng ta có những ông Dũng Lò vôi. Những ông Dũng Lò vôi sẵn sàng góp 1.000 tỉ và những ông Dũng Lò vôi trong chính mỗi người dân. Ảnh: Hải Nguyễn
Số tiền 25.200 tỉ để mua 75 triệu liều vaccine sẽ không phải là lớn vì chúng ta có những ông Dũng Lò vôi. Những ông Dũng Lò vôi sẵn sàng góp 1.000 tỉ và những ông Dũng Lò vôi trong chính mỗi người dân. Ảnh: Hải Nguyễn


Quỹ vaccine phòng COVID-19 vừa được Bộ Tài chính đề xuất thành lập.

Lý do: Nếu mua đủ 150 triệu liều vaccine để tiêm cho 75 triệu dân để đạt miễn dịch cộng đồng thì cần 25.200 tỉ đồng (21.000 tỉ để mua vaccine và 4.200 tỉ để vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng).

Trong khi đó, ngân sách trung ương chỉ bố trí 16.000 tỉ. 9.200 tỉ còn lại cần huy động đóng góp từ DN, từ xã hội hoá. Bởi “nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước thì sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân”.

Khi câu chuyện được công khai, có thể thấy rõ là là chúng ta có rất nhiều “ông thợ da và ông Gia Cát”, người dân, cực kỳ nhiệt tình đề xuất các biện pháp huy động nguồn để mua vaccine.

“Nhà nước nên có dịch vụ tiêm vaccine theo yêu cầu. Thậm chí có thể cho đăng ký và thu tiền trước”.

“Sao chúng ta không mở cuộc vận động đóng góp tiền bằng tin nhắn điện thoại? Mỗi cá nhân, góp ít thôi, nhưng “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Có vô vàn những ý kiến như thế. Nó không những thể hiện sự chung sức chung lòng của người dân, sự sát cánh bên cạnh Chính phủ mà còn thể hiện sự sẵn sàng. Vì mục tiêu chung là chiến thắng dịch bệnh, vì một Việt Nam, trong đó có chính mình.

Nhớ ông Dũng Lò vôi, trong một hành động mà dư luận ca ngợi là nhanh chóng “trong 3 nốt nhạc” đã cam kết hiến đất, số tiền tương đương 1.000 tỉ đồng để ủng hộ cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Những tấm lòng như thế chắc chắn là không ít đâu. Bởi thực tế đã chứng minh, trong bất kỳ giai đoạn khó khăn nào của đất nước, người Việt đều “trăm người như một”.

Vấn đề chỉ là biện pháp, là cách làm để những tấm lòng ấy có cơ hội được thể hiện. Để nguồn lực xã hội được tập hợp, vì mục tiêu chung.

Chúng ta có thể nói cần 20 ông Dũng Lò vôi. Nhưng chúng ta cũng có thể nói có hàng vạn, hàng triệu những tấm lòng như ông Dũng Lò vôi. Và kết quả của phép cộng ấy, sẽ là rất lớn.

Cái giá của vaccine có thể đắt, có thể rẻ. Số tiền 25.200 tỉ có thể nhiều có thể ít. Nhưng đối với người dân, chắc chắn là sự bình yên của đất nước, sự an toàn của chính họ sẽ không thể là chuyện đắt rẻ nhiều ít.

Nhớ hôm làm việc với Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có nói một ý rất hay: “Không nên đặt ra mức tối thiểu để huy động nguồn lực xã hội, mà ngược lại, thu hút được chỉ 1 đồng vốn tư nhân cũng quý”.

Phương châm ấy, xét ra, không chỉ đúng với một lĩnh vực.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/vaccine-va-cau-hoi-tien-dau-911647.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.