Điều tra nửa vời, Quảng Nam liên tục xảy ra việc đốt rừng để trồng rừng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rừng Quảng Nam lại rực cháy cả chục héc ta ở huyện Phước Sơn. Nguyên nhân do chủ rừng đốt để... trồng rừng. Phía sau câu chuyện đốt rừng này còn lộ ra nhiều dấu hiệu bất thường khác trong sử dụng nguồn tiền hàng trăm tỉ đồng từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng...

Rừng phòng hộ ở Phước Sơn bị đốt để... trồng rừng thay thế. Ảnh: H.Kh
Rừng phòng hộ ở Phước Sơn bị đốt để... trồng rừng thay thế. Ảnh: H.Kh
Vụ cháy hơn 20ha rừng phòng hộ đầu nguồn vừa xảy ở huyện Phước Sơn giữa tháng 5.2021. Nguyên nhân là chủ rừng thuê người dọn thực bì để trồng rừng thay thế.
Trồng rừng trồng thay thế, tức trồng bù lại diện tích rừng đã bị mất do các dự án phát triển kinh tế như thủy điện, du lịch... đã phá trước đó. Khác với rừng sản xuất, các khu vực quy hoạch trồng là rừng bán tự nhiên, còn nhiều cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế lẫn phòng hộ. Vì vậy, chủ dự án chỉ được phát dọn cây bụi, trồng xen để phục hồi. Cấm đốt.
Thế nhưng, chủ rừng - Ban quản lý dự án rừng phòng hộ Phước Sơn, khi thuê công ty TNHH MTV Tuấn Zin xử lý thực bì, thì đơn vị này đã... chủ động phóng hỏa.
Ngay lập tức, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chỉ đạo điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm. Rất kịp thời, quyết liệt. Nhưng chỉ đạo của ông Chủ tịch tỉnh lần này xem ra không còn "nặng ký"...
Bởi, trước đó, tháng 5.2020 một vụ đốt rừng để trồng rừng tương tự đã xảy ra, gây cháy lan rừng phòng hộ tại huyện Đông Giang cả chục héc ta. Chủ rừng - Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Đông Giang xác định ngay người đốt được thuê bởi ông Phạm Ba, nguyên cán bộ của Cty Lâm sản xuất khẩu Prao.
Lúc đó, ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng lập tức chỉ đạo, yêu cầu Công an tỉnh, Viện Kiểm sát tỉnh, UBND huyện Đông Giang... vào cuộc để sớm hoàn chỉnh hồ sơ, khởi tố vụ án, điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nhưng, đến nay vụ việc vẫn chưa được xử lý.
Chính vì điều tra quá chậm trễ, xử lý không nghiêm minh nên không có tính răn đe. Thực trạng đốt rừng gây cháy rừng vẫn liên tục xảy ra cả hàng chục vụ mỗi năm ở Quảng Nam.
Riêng với vụ đốt rừng phòng hộ để trồng rừng thay thế, Quảng Nam cần phải điều tra làm rõ thêm việc quản lý, sử dụng tiền từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
Đến năm 2020, Quảng Nam có hơn 2.000 héc ta rừng đã bị mất, chuyển đổi mục đích khác để phục vụ các dự án kinh tế. Nhưng tỉnh này cũng sở hữu Quỹ bảo vệ phát triển rừng lên đến hơn 320 tỷ đồng để. Từ 2016-2020, Quảng Nam đã chi trả cho 12 chủ rừng là các Ban quản lý rừng hơn 236 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều chủ rừng dùng tiền trồng rừng để chi cả tỷ đồng cho xây dựng trụ sở, tường rào cổng ngõ, làm đường, chi hội họp, tiếp khách... Thậm chí dùng tiền trồng rừng thay thế để mua bảo hiểm ô tô.
Vì vậy, việc chủ rừng là Ban quản lý dự án rừng phòng hộ Phước Sơn đi thuê doanh nghiệp ngoài đốt rừng để trồng rừng thay thế lần này cần phải điều tra, làm rõ nhiều khía cạnh. Phải xử lý nghiêm minh tổ chức cá nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng này. Đặc biệt, đối tượng vi phạm lâm luật lại chính là đơn vị nhà nước có chức năng quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
THANH HẢI (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dieu-tra-nua-voi-quang-nam-lien-tuc-xay-ra-viec-dot-rung-de-trong-rung-913681.ldo

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).