Giáo dục Việt Nam không thể đi ngược chiều với thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã là giáo dục phổ thông, nhà nước phải lo để học sinh phổ thông được học ngày 2 buổi thuận lợi. Chúng ta không được quên nguyên lý đã là giáo dục phổ thông thì phải bình đẳng về cơ hội. Chúng ta vẫn còn tình trạng thi vào đầu cấp rất kịch liệt. Đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với thế giới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ý kiến tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020.

 

Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020. Ảnh: VGP/Nhật Nam


Phải nói thêm rằng, đề cao trường chuyên lớp chọn là đi ngược lại với thế giới văn minh, với các nền giáo dục của các quốc gia tiên tiến.

Chính trường chuyên lớp chọn tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục phổ thông, thậm chí nó làm xáo trộn trong chuyện thi cử đầu vào bao năm nay. Ngành giáo dục sát hạch chọn ra các em học sinh giỏi để tuyển chọn và ưu tiên luyện “gà nòi”, “gà chọi”. Xét diện rộng là bất bình đẳng với các học sinh khác, nhưng suy nghĩ kỹ hơn, sẽ thấy bất công ngay chính với các em được chọn.

Bất công vì các em bị người lớn biến thành “chuột bạch” để thí nghiệm cho việc tạo ra những loại thành tích mà người lớn ảo tưởng. Thầy cô thì tìm kiếm thành tích, cha mẹ thì muốn nở mày nở mặt vì con mình là học sinh trường chuyên.

Giáo dục triền miên trong cơn bệnh thành tích, thầy cô giáo coi việc luyện thi, điểm cao là mục đích, phụ huynh hoang tưởng con mình sẽ trở thành “thiên tài” khi được vào trường chuyên lớp chọn. Thế là cả xã hội mất bình tĩnh chạy theo những giá trị ảo, thành tích ảo. Từ đó, sinh ra việc chạy trường, chạy lớp, tiêu cực nảy sinh, nhà trường thành cái chợ vì nhiều người muốn kiếm cho con cái ghế trong trường chuyên lớp chọn.

Đi ngược với thế giới tiến bộ không phải là đi chậm, mà là đi về phía lạc hậu, đó mới là nguy hiểm. Vậy thì chúng ta phải quay lại, đi cùng chiều với thế giới văn minh, nhưng phải đi nhanh để bắt kịp những giá trị, những chuẩn mực của giáo dục mà nhân loại đang theo đuổi.

Chúng ta luôn nói đến hội nhập quốc tế, nhưng hội nhập những gì, hội nhập như thế nào mới là vấn đề cần nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả.

Một lĩnh vực cần hội nhập nhanh chính là giáo dục, để tạo ra một thế hệ trẻ có trình độ công dân toàn cầu, Việt Nam có được nguồn nhân lực có trình độ và tầm tư duy nhân loại.

Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, mỗi người cần phải biết 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh và ngôn ngữ lập trình. Đồng thời kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa 3 thứ tiếng này vào môn học bắt buộc. Đây chính là đi cùng chiều với giáo dục thế giới.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/giao-duc-viet-nam-khong-the-di-nguoc-chieu-voi-the-gioi-850772.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).