Bão lũ - bài học phòng xa, phòng trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua đợt thiên tai kéo dài ở các tỉnh miền Trung tính đến nay, thiệt hại về người rất lớn và chủ yếu là do bị vùi lấp do sạt lở. Trách nhiệm này phần lớn thuộc về chính quyền.
Mưa lũ đã nhấn thị xã Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chìm trong nước.
Mưa lũ đã nhấn thị xã Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chìm trong nước.
Người dân không có kiến thức khoa học, không thể hiểu được núi bão hòa nước, không thể biết được “đới đứt gãy”... Dân đi tìm kế sinh nhai, tìm chỗ làm cái nhà để ở. Người nghèo phải vào nơi hoang vắng. Và vùng sâu, vùng xa của miền Trung tránh sao được việc làm nhà gần núi, đồi.
Thông tin về cái gọi là đới đứt gãy, về các vùng có nguy cơ sạt lở thì chính quyền phải nắm rõ. Trách nhiệm của chính quyền là không cho dân làm nhà ở tại các vị trí nguy hiểm. Phòng thiên tai chính là thấy trước được nguy hiểm để tránh, còn khi núi đã lở thì không thể chống được. Thực tế cho thấy, đối với các điểm sạt lở ở Quảng Nam, đưa lực lượng vào cứu nạn còn không được, nói gì đến việc chống lại thiên tai khi bất ngờ ập đến.
Trong trường hợp những cụm dân cư đã hình thành từ trước, thì khi có thông tin bão lũ, chính quyền phải tổ chức di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, đưa đến trú ẩn nơi an toàn.
Vừa qua các địa phương đã di dời dân rất kịp thời, cho nên hạn chế thương vong, nhưng di dân ở vùng núi có nguy cơ bị sạt lở thì chưa được chú trọng...
Một nguyên nhân dẫn đến sạt lở khác ngoài các yếu tố về địa chất đó là phá rừng. Dân đi tìm cái ăn, đốt rừng làm nương rẫy. Lỗi của dân, nhưng cũng là trách nhiệm của chính quyền. Lâm tặc phá rừng lấy gỗ, để tội phạm này hoành hành, trách nhiệm cũng thuộc về chính quyền. Đối với các dự án thuỷ điện cũng vậy, dự án nào cần, đánh giá được tác động môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế nhưng ít gây thiệt hại cho rừng và thay đổi môi sinh, đó cũng là trách nhiệm của chính quyền.
Phải khẳng định rằng, lãnh đạo các tỉnh miền Trung đã triển khai các hoạt động phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn rất tốt. Tuy nhiên, từ các cơn bão lũ vừa qua, cần rút ra bài học là phòng chống thiên tai từ xa, từ trước và thường xuyên, liên tục không phải chờ thiên tai ập đến mới phòng, mới chống. Lúc đó thì đã quá muộn rồi.
Phòng xa, phòng trước là trồng rừng, là có biện pháp ngăn chặn không cho dân đốt rừng làm rẫy, là truy bắt hết lâm tặc.
Phòng xa, phòng trước là hạn chế các dự án thủy điện nhỏ có tác động tiêu cực đến môi trường.
Phòng xa, phòng trước là không cho dân làm nhà, lập khu dân cư ở các khu vực nguy hiểm có nguy cơ bị sạt lở.
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).