Từ cây kim chênh lệch giá 700% đến con robot "bóp cổ" bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bà Cao Thị Gái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là bệnh nhân phẫu thuật bằng robot ở Bệnh viện Bạch Mai. 140 triệu đồng chi phí. Số tiền lớn đến mức cả đời bà cũng chưa bao giờ dám nghĩ đến.

Bà Gái nói với truyền thông lý do mổ robot: Bác sĩ bảo bệnh (u não) của tôi phải mổ bằng robot chứ không mổ bằng tay.

Và nữ bệnh nhân nghèo đang tính phải bán nốt căn nhà trước nguy cơ phải mổ lại.

Bà Gái là một trong 500 bệnh nhân từng phẫu thuật robot với cái giá cao gấp hơn 5 lần số tiền mà đáng ra người bệnh phải trả.

Nói đó là một con robot “bóp cổ” bệnh nhân không mảy may sai.

Nhớ lại năm 2017, cây kim cánh bướm giá 1.100 đồng ở Bệnh viện Việt Đức và 7.350 đồng ở Bệnh viện Chợ Rẫy được Kiểm toán Nhà nước đưa ra như một ví dụ về sự chênh lệch giá khủng khiếp trong mua sắm vật tư y tế.

Chưa kể những chiếc monitor, giá nhập chỉ 5,3 triệu đồng, nhưng giá bệnh viện mua lên tới 114 triệu đồng, cao hơn đến 20 lần.

Nhắc lại những con số cũ, để thấy rằng, con robot ở Bệnh viện Bạch Mai đội giá từ 7,4 lên 39 tỉ đồng, hay một thiết bị y tế 13 tỉ đồng nhưng trúng thầu vào bệnh viện lên tới 40 tỉ đồng... thật ra là chuyện cũ rích mà vụ “ăn dày ăn tất ăn cả đất xung quanh” ở Bệnh viện Bạch Mai - chỉ là chuyện “đồng chí bị lộ”.

Năm đó, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt lỗ hổng: Từ việc không hề có cơ sở dữ liệu giá vật tư, hóa chất; đến việc phê duyệt thì dựa hoàn toàn vào “cấp dưới đưa lên bao nhiêu phê duyệt bấy nhiêu”.

Ngay cả những báo giá nữa “cũng không có cơ sở xác định so sánh giá... Ngay cả Thông tư 58 với những khoảng trống pháp lý mênh mông nữa, dẫn đến tình trạng giá tù mù, mỗi nơi một giá, do đơn vị sau không biết đơn vị trước mua bao nhiêu, mặt bằng thị trường thế nào... do thiếu công khai.

Năm đó, Bộ trưởng Y tế trả lời chất vấn rằng: “Kim Việt Đức mua thông thường có 1.100 đồng nhưng Chợ Rẫy đắt hơn 7 lần do có khoá, có van, đầu vát hơn để tránh đau cho bệnh nhân ghép tạng”.

Một tháng sau đó, đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết, không nhận được bất cứ văn bản phản hồi nào về kết luận kiểm toán và “Toàn bộ kết luận kiểm toán chúng tôi công bố đều có bằng chứng cụ thể”.

Và chấm hết. Cho một câu chuyện gây sốc dư luận đáng lẽ phải làm ra ngô ra khoai, đáng lẽ phải bị xử lý, đáng lẽ phải quy trách nhiệm.

Dấu chấm hết năm đó gần như sự đồng loã, gần như sự mặc kệ cho nên, chuyện đội giá từ 7,4 lên 39 tỉ đồng con robot hôm nay làm sao mà tránh được.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tu-cay-kim-chenh-lech-gia-700-den-con-robot-bop-co-benh-nhan-840080.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).