Kỹ sư 4 lạng thịt và cái kính hiển vi của Bộ trưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lợn nuôi tiến sĩ - giai thoại về thầy Văn Như Cương, xét cho cùng, tới giờ vẫn đúng. Có điều, bây giờ có thêm cả chuyện phải giải cứu lợn nữa.

 

Nuôi con lợn, con gà đến giờ vẫn là mưu sinh của không ít người dân, đặc biệt là trong khủng hoảng (Ảnh: Nguyễn Thanh Tú 24 tuổi, từng gây cảm hứng mạng xã hôi khi có thể thiến được trên 700 con lợn giống trong vòng 2 giờ đồng hồ/Danviet)
Nuôi con lợn, con gà đến giờ vẫn là mưu sinh của không ít người dân, đặc biệt là trong khủng hoảng (Ảnh: Nguyễn Thanh Tú 24 tuổi, từng gây cảm hứng mạng xã hội khi có thể thiến được trên 700 con lợn giống trong vòng 2 giờ đồng hồ/Danviet)



Trong những giai thoại về thầy Văn Như Cương có chuyện ông bị lập biên bản. Đại ý, khi bị lập biên bản, thầy Cương yêu cầu người lập phải ghi lại đúng câu chữ, rằng: “Các anh không được viết tôi nuôi lợn làm ảnh hưởng tới môi trường, mà phải viết lợn nuôi tôi làm ảnh hưởng tới môi trường”.

Câu chuyện đúng là hài hước, hóm hỉnh về một người thầy, trong thời kỳ gian khó đã gạt bỏ cái “sĩ”, để sống bằng bàn tay chính mình.

Một con lợn, trừ cháo lão cám bã, lãi ra được 70 đồng, bằng đúng lương tiến sĩ thời ấy. Và thầy Cương đúng: Nhà có 2 tiến sĩ. Một là tôi, một là...lợn.

Hôm rồi, giữa một hội nghị về chăn nuôi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bất ngờ nhắc đến cái “thời kỳ trước”, đến thủa “kỹ sư ra trường tiêu chuẩn 4 lạng thịt”. Nhưng nhắc, là để nhấn mạnh thành tựu của ngành chăn nuôi với “bước tiến vượt bậc, hình thành hệ sinh thái bền vững theo hướng hiện đại... sản lượng thịt đạt 5,4 triệu tấn”.

Bộ trưởng đúng quá. Chăn nuôi, cùng với trồng trọt đang tạo sinh kế cho 6-6,5 triệu hộ. Con lợn, đang cùng các sản phẩm nông nghiệp tạo ra con số 40 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm. Và đấy, cả vai trò bệ đỡ cho nền kinh tế trong khủng hoảng nữa, khi thực tế, mảnh vườn, con lợn, con gà đang trở thành nơi trú ẩn cho không ít người dân những lúc khó khăn.

Lợn nuôi tiến sĩ - xét cho cùng, tới giờ vẫn đúng.

Nhưng giữa giai thoại từ 40 năm trước đến giờ hoá ra vẫn còn những vấn đề giống y như là không suy chuyển vậy.

40 năm trước, là cái biên bản giai thoại vì nuôi lợn trong phòng chung cư gây ô nhiễm. 40 năm sau, là cả trăm triệu tấn tấn phế thải từ chăn nuôi “phải ra tiền chứ sao lại để ô nhiễm”- lời Bộ trưởng Cường.

Rồi đấy, mục tiêu chăn nuôi là ngành chính nhưng khủng hoảng thì liên tục diễn ra. Hết khủng hoảng giá vì thiếu hụt nguồn cung thì lại đến khủng hoảng thừa phải giải cứu.

Rồi đấy, thừa biết có 3 khâu “sản xuất, chế biến, tiêu thụ” nhưng “chế biến thì lõm bõm” với chủ yếu là lò mổ thủ công; “tiêu thụ ở chợ truyền thống”. Còn xuất khẩu “Soi kính hiển vi mới nhìn thấy một ít lợn sữa, trứng muối, thịt gà...”.

Ngoặc kép tất tật là ngôn ngữ, phát biểu của Bộ trưởng Cường.

Một bộ trưởng chơi chữ, dùng từ ngữ rất sinh động, một bộ trưởng hài hước hóm hỉnh và cũng không thiếu sự thẳng thắn. Cái đó bà con nông dân rất cần, nhân dân rất thích.

Nhưng dân cũng cần một bộ trưởng mạnh mẽ, quyết đoán nữa. Chẳng hạn như cái sự “lõm bõm”, chẳng hạn tí tí phải “soi kính hiển vi” mới thấy, chẳng hạn những cuộc giải cứu liên miên cũng được coi như một giải pháp. Người giải quyết nó là ai nếu không phải là chính tư lệnh ngành nông nghiệp.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ky-su-4-lang-thit-va-cai-kinh-hien-vi-cua-bo-truong-836765.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.