Dân mình lọt mương chết dễ như bỡn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cống nước, mương nước là những chiếc bẫy giết người. Đã có nhiều trường hợp lọt cống, lọt mương chết, nhưng các địa phương không quan tâm xử lý an toàn công trình.

 

 Một người lọt mương chết ở Bình Dương. Ảnh: Hữu Thắng.
Một người lọt mương chết ở Bình Dương. Ảnh: Hữu Thắng.


Khoảng 17h ngày 21.9, bà Trần Thị Mừng, 52 tuổi, đội mũ bảo hiểm, mặc áo mưa đi bộ trên lề đường Đức Huy - Thanh Bình, đoạn thuộc ấp Dốc Mơ, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai thì bị lọt xuống mương nước ven đường và bị nước cuốn trôi.

Chỉ khi xảy ra tai nạn, người ta mới thấy cái mương nước có thể "giết người". Mương nước mà bà Mừng lọt xuống nước sâu khoảng 1mét, rộng khoảng 0,5m và không có nắp đậy.

Với cái mương không nắp đậy, sâu 1 mét, nếu sẩy chân rơi xuống không chết cũng gãy chân, vỡ đầu. Biết rõ là nguy hiểm, có thể cướp đi mạng sống của con người vì cái mương, cái cống không nắp đậy, nhưng không ai quan tâm đậy cái nắp. Chẳng lẽ mạng sống của người dân rẻ đến thế hay sao?

Nhưng thật đau xót, lọt mương bị nước cuốn trôi tử vong không phải xảy ra lần đầu. Đã có nhiều đứa trẻ chết oan ức vì những con mương tử thần.

Ngày 1.9 gần đường Khánh Bình 12, thuộc phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương xảy ra vụ tai nạn lọt mương, đứa trẻ 12 tuổi tử vong. Cơ quan chức năng kiểm tra hiện trường, xác định đoạn mương thoát nước trong khu công nghiệp chảy ra và không được rào chắn.

Trước đó, Báo Lao Động ngày 11.6.2020 có bài viết "Trách nhiệm của Chủ tịch Tân Uyên về những chiếc cống tử thần", bài viết phản ánh chỉ trong nửa tháng, đã có 2 đứa trẻ bị chết vì nước cuốn xuống cống tại thị xã Tân Uyên.

Báo Lao Động nhận định, phát triển hạ tầng luôn đi liền với yêu cầu về an toàn, thuận lợi, văn minh, thẩm mỹ. Trong đó an toàn được đặt lên hàng đầu. Bao nhiêu khu công nghiệp mọc lên, đường xá, khu đô thị được xây dựng ồ ạt, nhưng hệ thống thoát nước, cống nước vẫn không được xây dựng đạt tiêu chuẩn an toàn.

Và tiên liệu rằng: "Với những đường cống không có che chắn an toàn, thì người lớn cũng bị nước cuốn xuống, nói chi đến trẻ em".

Tiên liệu đó không sai, hôm 21.9, tai nạn đã xảy ra với một phụ nữ 52 tuổi ở Đồng Nai.

Dân mình lọt xuống mương chết dễ như bỡn.

Khu công nghiệp được xây dựng, hoạt động, doanh nghiệp đóng các thuế cho nhà nước, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm sử dụng một phần tiền thuế đó để đúc cái miệng cống, đậy kín con mương.

Dân làm ăn, kinh doanh, đóng đủ các loại thuế, chính quyền trích từ nguồn thuế này, xây dựng các công trình thoát nước, đồng thời bảo đảm tính mạng người dân.

Công trình thoát nước mà trôi luôn cả người là trách nhiệm của chính quyền.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dan-minh-lot-muong-chet-de-nhu-bon-838181.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).