Trường đại học không thể giành giật "khách hàng" như ngoài chợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để thu hút sinh viên, các trường đại học thay vì đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, lại đi nói xấu nhau. Vậy thì có còn là cạnh tranh đại học nữa không?

 

Một đoạn nội dung dèm pha các trường đại học cùng ngành học, trong lá thư gửi đến giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh các trường PTTH ở Miền Trung. Ảnh TL.
Một đoạn nội dung dèm pha các trường đại học cùng ngành học, trong lá thư gửi đến giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh các trường PTTH ở Miền Trung. Ảnh TL.


Trao đổi với Lao Động, tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng đại học thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: "Không ít trường đại học mượn mạng xã hội, mượn cả các phương tiện truyền thông để nói xấu trường bạn, đề cao trường khác. Đây là một điều đáng xấu hổ trong môi trường giáo dục nước ta".

Nhận định trên xuất phát từ sự việc xảy ra tuần qua, nhiều học sinh tại Đà Nẵng nhận được thư nặc danh, với nội dung đánh giá các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng này theo mức độ từ cao đến thấp như đại học như Đại học Bách khoa, Sư phạm, Kinh tế, Ngoại ngữ, Kiến Trúc, Đông Á, Duy Tân và FPT. Lá thư không chỉ được học sinh chuyền tay nhau, mà tung lên mạng xã hội.

Ở các địa phương khác, tuy chưa xuất hiện những lá thư tương tự như Đà Nẵng, nhưng việc đưa thông tin không tốt về nhau giữa các trường đại học là chuyện không mới. Tất nhiên, không trường nào ra mặt làm điều này, mà chỉ là những tin đồn trên các kênh khác nhau.

Và có nhiều cách hạ uy tín của nhau, cũng như tự PR cho mình.

Nói lên cái tốt của mình thì cũng tốt thôi, nhưng phải nói đúng, không lừa dối sinh viên, cộng đồng xã hội.  Còn nói xấu để hạ uy tín trường khác là điều không tốt, không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục.

Những thông tin không kiểm chứng, không chính xác, thiếu khách quan về các trường đại học được tung lên mạng xã hội, làm cho phụ huynh, học sinh hoang mang, "không biết đường nào mà lần".

Các niên học vừa qua, nhiều trường đại học, cao đẳng tuyển sinh không đủ, có trường chỉ tuyển được vài chục sinh viên, thậm chí có trường phải đóng cửa vì không có sinh viên. Nhiều ngành của trường đại học không tuyển được sinh viên, phải bỏ.

Tiến tới tự chủ đại học, sự tồn tại của một trường đại học phụ thuộc vào tuyển sinh có đủ sinh viên hay không.

Tuyển sinh là một cuộc cạnh tranh giữa các trường đại học, cho nên trước đó, tất cả các trường đều chạy đua, tổ chức các chiến dịch tuyển sinh, đi đến các địa phương, các trường phổ thông trung học để làm công tác truyền thông.

Hãy cứ canh tranh lành mạnh, nỗ lực làm thật tốt công việc của mình để thu hút sinh viên, nhưng không thể dùng chiêu thức nói xấu trường khác, đó là phi giáo dục.

Có một điều mà các trường đại học đương nhiên phải biết, cách cạnh tranh mạnh mẽ nhất là nâng cao chất lượng đạo tạo của trường, nâng cao uy tín của trường.

Nếu như một trường đại học nổi tiếng trong nước, có uy tín quốc tế về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thì  chẳng sợ những loại nói xấu lặt vặt trên mạng xã hội.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/truong-dai-hoc-khong-the-gianh-giat-khach-hang-nhu-ngoai-cho-830418.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.