Khai giảng lúc đại dịch không cần trống giong cờ mở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày khai giảng đã cận kề, nhưng đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để, đã có trên 1.000 người nhiễm bệnh và 27 ca tử vong tính đến ngày 23.8.
 

 Bộ GDĐT đã chỉ đạo các địa phương tinh thần là sẽ tổ chức khai giảng gọn nhẹ.Ảnh: Hải Nguyễn
Bộ GDĐT đã chỉ đạo các địa phương tinh thần là sẽ tổ chức khai giảng gọn nhẹ.Ảnh: Hải Nguyễn


Nhiều tỉnh thành đang có dịch bệnh, không thể chủ quan, cho nên ở bất kỳ hoạt động nào, cũng phải đặt ở mức cảnh giác rất cao, tuyệt đối không để dịch bùng phát, lan rộng.

Chính vì vậy, khai giảng năm học 2020-2021 cũng phải đặt trong tình trạng phòng đại dịch. Khẩu hiệu chính là “An toàn cho học sinh thân yêu”.

Mỗi tỉnh, thành đang xây dựng kịch bản khai giảng phù hợp với tình hình dịch COVID-19 ở địa phương. Nhưng cho dù kịch bản nào, thì cũng không thể trống giong cờ mở trong lúc này.

Có ý kiến cho rằng, ngày khai giảng rất có ý nghĩa với giáo viên, học sinh và phụ huynh, nên phải tổ chức cho đàng hoàng, đầy đủ. Nếu chỉ cử đại diện đi dự khai giảng thì các em không được đi sẽ buồn lòng.

Đồng ý ngày khai giảng rất có ý nghĩa, nhưng sẽ không ý nghĩa nào bằng bảo vệ sức khoẻ của học sinh, mạng sống của con người, an toàn cho cộng đồng. Dừng tổ chức khai giảng hoành tráng một năm cũng chẳng sao, cuộc đời của một con người không chỉ có một lần khai giảng.

Xin thưa, khi dịch COVID-19 bùng nổ, trường học nhiều nước trên thế giới phải đóng cửa, chuyển sang cách học khác, trực tuyến hoặc qua truyền hình. Vậy thì việc thay đổi hình thức khai giảng là chuyện đương nhiên, không có gì là ghê gớm.

Tiếng trống trường vẫn vang lên, nhưng có nhiều cách để đưa tiếng trống ấy đến với học sinh, phụ huynh. Thầy hiệu trưởng vẫn dặn dò học sinh bước vào một năm học mới, nhưng không nhất thiết phải tập trung đông người.

Nhiều trường ở Hà Nội sẵn sàng cho một lễ khai giảng online độc đáo, thú vị và ấm áp tình thầy trò, bè bạn. Thế thì, nhiều trường học của các địa phương khác, nhất là các tỉnh đang bị dịch nặng nề, cũng có thể tổ chức khai thác theo cách hiện đại, sáng tạo, hiệu quả.

Khai giảng lúc đại dịch, không ồn ào đông đúc, không diễn văn của lãnh đạo, không phát biểu dài dòng, không khoe khoang thành tích, mà chú trọng đến việc phát huy trách nhiệm công dân của chính cá nhân học sinh.

Trách nhiệm đó là gì? Là mỗi người hãy hy sinh thói quen, sở thích, niềm vui riêng của mình vì sự an toàn, bình an của cộng đồng. Là chúng ta, công dân học sinh của nước Việt, phải cùng chung tay phòng chống dịch COVID-19.

Hãy xem việc tổ chức một lễ khai giảng không hoành tráng như một bài giáo dục công dân, điều đó cũng rất cần trong lúc này.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khai-giang-luc-dai-dich-khong-can-trong-giong-co-mo-830266.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.