Khai giảng: An toàn trên hết!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh" - câu văn ấy của nhà văn Thanh Tịnh đã khắc sâu vào tâm khảm của bao thế hệ học sinh mỗi khi đến ngày khai giảng.
 

Đối với mỗi học sinh, ngày đầu tiên của năm học mới bao giờ cũng đặc biệt. Cảm giác sau những ngày xa cách được gặp lại bạn bè luôn có sức hấp dẫn với tuổi học trò. Mấy năm gần đây, học xong nửa tháng rồi mới khai giảng làm mất đi tâm trạng háo hức chờ đợi trong tâm lý học sinh. Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sau khai giảng mới được học thì lại bị dịch Covid-19.

Khai giảng vào mùa dịch có cái khó. Làm sao để khai giảng vừa vui lại vừa bảo đảm an toàn? Phải giải bài toán này bằng phương pháp nào?

Về số lượng và đối tượng tham dự, nên chọn khối 10 và 12 đi khai giảng. Vì khối 12 sắp ra trường cần có những kỷ niệm để lại. Còn khối 10 mới vào đang trong tâm trạng náo nức còn lạ trường chưa quen lớp, cần cho các em có dịp tiếp xúc với thầy cô bạn bè. Với số lượng học sinh 2 khối có thể ngồi giãn cách và đeo khẩu trang như ở trong lớp.

Phương án 2, nếu sân trường nhỏ không đủ rộng nên chỉ dành cho học sinh khối 10. Vì đây là khối đầu tiên mới mẻ. Khối 12 dù có chút luyến tiếc nhưng các em cũng đã 2 năm được khai giảng ở trường.

Phương án 3 là lấy đại diện theo từng khối, có thể lấy đại diện học sinh là cán bộ lớp. Nhưng theo cách này có vẻ ưu tiên theo chức vụ, do đó nên quy định số lượng học sinh được tham gia khai giảng của mỗi khối, sau đó cho học sinh đăng ký tự nguyện. Cách này vừa bảo đảm sự công bằng vừa lựa chọn được đối tượng học sinh tâm huyết với ngày khai giảng.

Về thời gian và hình thức khai giảng. Thông thường một buổi lễ khai giảng trước đây phải mất 90 phút. Lễ thường có diễn văn khai mạc của hiệu trưởng, biểu diễn văn nghệ, phát biểu cảm tưởng của học sinh, phát biểu của đại biểu, đón chào học sinh mới, diễu hành, lễ xướng danh học sinh đạt điểm cao trong niên khóa trước, tuyên dương học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi... Trong bối cảnh hiện này nên cắt giảm bớt, tất cả nên ngắn gọn, súc tích, lắng đọng. Hãy tổ chức đơn giản nhưng trang nghiêm, ngắn gọn nhưng không sơ sài. Ngày vui mà thiếu tiếng hát thì không được trọn vẹn, vài ba tiết mục đơn ca, song ca sẽ làm tinh thần mọi người phấn chấn hơn. Những tiết mục tốp ca, múa đoàn tốn kém thời gian công sức và không bảo đảm về phòng dịch nên hạn chế. Trong lễ khai giảng thường lúc nào cũng có bài phát biểu của học sinh nhưng do sợ các em phát biểu sai nên một số nơi được thầy cô chỉnh sửa quá mức hoặc viết sẵn cho các em đọc, làm mất đi sự tự nhiên, chân thật. Hãy để cho các em nói lên cảm xúc của mình một cách hồn nhiên và tự nhiên.

Mỗi trường, mỗi địa phương tùy vào hoàn cảnh riêng của mình mà có cách lựa chọn phù hợp tổ chức lễ khai giảng. Nhưng lựa chọn cách nào cũng phải bảo đảm vừa đem đến niềm vui hạnh phúc cho học sinh vừa bảo đảm chống dịch. Luôn nhớ rằng, sức khỏe, sự an toàn của các em học sinh cùng thầy cô giáo và tất cả mọi người là yêu cầu cao nhất. Đó mới là một lễ khai giảng trọn vẹn ý nghĩa.

Theo HOÀNG THỊ THU HIỀN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.