Người vay nợ bị khủng bố đến mức phải tự sát thì còn gì pháp luật?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bọn cho vay nợ qua app truy cùng diệt tận nạn nhân, khiến cho người vay nợ phải tự tử để giải thoát. Đến thời này mà còn những thân phận bị cái ác hiếp đáp đến mức phải tìm đến cái chết thì pháp luật ở đâu?

 

Anh N.M.K (SN 1993, huyện Châu Thành, Cần Thơ) là giảng viên một trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vừa qua đời vào ngày 10.5.2020.

Anh K uống thuốc tự tử vì vướng vào việc vay tiền qua app. Anh K từng tâm sự với người thân anh  nợ hơn 200 triệu đồng vay qua app. Các app đang truy bức đòi nợ liên tục, nên anh K không còn tâm trí làm việc và chỉ muốn chết để giải thoát.

Nhiều trường hợp vay nợ qua app, bị truy bức đến cùng đường, bài viết "Vay tiền qua app, bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử" gây bức xúc trong dư luận.

Đã có nhiều trường hợp vay tiền, rồi bị bọn côn đồ đòi nợ thuê truy sát, bị tán gia bại sản, bị thương tật, thậm chí cùng quẫn tự vẫn. Thế nhưng, các tổ chức tội ác này vẫn tồn tại, vẫn hoành hành, vẫn gây tội ác.

Sau những hình thức cho vay thông thường, nay sinh ra vay qua app. Nạn nhân bị dính vào chiếc bẫy này là như dính vào vòi bạch tuộc, không lối thoát, càng vùng vẫy càng bị trói chặt.

Chị gái của nạn nhân K kể với phóng viên Lao Động: "K kể lại vào khoảng thời gian sau tết có vay 5 triệu đồng của một app để chi tiêu. Thế nhưng đến hạn 7 ngày không trả kịp, số tiền phạt và tiền lãi liên tục tăng lên từng ngày khiến K mất khả năng chi trả. Sau đó, app cho K vay đã giới thiệu các app khác để K vay tiếp nhằm trả nợ khoản vay trước. Cứ thế K vay nhiều app và số tiền nhanh chóng tăng lên hơn 200 triệu đồng".

Với tính chất như vậy, thì không còn là cho vay, mà là cưỡng đoạt tài sản, là trấn lột. Bọn côn đồ dùng bạo lực để cướp đoạt tài sản của người lương thiện, công khai, tàn bạo, coi thường pháp luật.

Không chỉ người vay tiền, mà người thân trong gia đình họ bị khủng bố, bị đe doạ tấn công. Bạn đọc còn nhớ tiệm phở Hoà bị côn đồ tấn công phải đóng cửa vì liên quan đến chuyện nợ nần của một người trong gia đình.

Còn nhiều vụ án hình sự, có yếu tố bạo lực, côn đồ, tấn công người vô tội, thậm chí bắt cóc, hành hạ vì liên quan đến vay nợ và đòi nợ thuê.

Truy tìm các tổ chức cho vay qua app không khó, chứng cứ để xử lý hình sự cũng quá rõ ràng. Phải lôi ra toà các tổ chức tội phạm này để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ người dân, bảo vệ pháp luật.

Một xã hội văn minh, một nhà nước pháp quyền một chính quyền có pháp luật, không thể chấp nhận tồn tại tổ chức tội phạm nguy hiểm này.

 

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nguoi-vay-no-bi-khung-bo-den-muc-phai-tu-sat-thi-con-gi-phap-luat-809005.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Tự giác… thoát nghèo

Tự giác… thoát nghèo

Từ cuối năm 2023 đến nay, Mường Lát, huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong những huyện nghèo nhất nước, đã có hơn 100 hộ gia đình ở các xã biên giới Mường Chanh, Quang Chiểu xung phong thoát nghèo.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.