Tin giả, phạt thật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, trên mạng internet, nhất là các mạng xã hội, những thông tin liên quan đã xuất hiện với tần số, mật độ, dung lượng rất lớn.


Trong khi các cơ quan có trách nhiệm cố gắng thông tin về dịch bệnh một cách đầy đủ, toàn diện thì rất nhiều cá nhân thông tin trên các trang mạng với nhiều nội dung sai lệch, bịa đặt với nhiều mục tiêu khác nhau, khiến xã hội thêm hoang mang, bất an, như: giả mạo chỉ đạo của Thủ tướng về dịch Covid-19; bịa đặt về những đời tư, hoạt động của bệnh nhân số 17, số 21; giả mạo người có nhiệm vụ để thông tin về những người bệnh không có thật; bịa đặt con số người bị bệnh, người bị xét nghiệm, cách ly… Đã có hàng chục người tung tin giả, bịa đặt lên mạng xã hội được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý theo pháp luật, trong đó có cả những người nổi tiếng, có lượng tương tác lớn trên các mạng xã hội.

Tin giả, bịa đặt, sai sự thật được cố ý lan truyền, thường xuất phát từ các sự kiện lớn, được dư luận quan tâm trong đời sống thực. Mục đích đầu tiên kẻ xấu tung tin giả thường nhắm tới là dụ người dùng bấm vào xem để câu like, câu view, từ đó phục vụ việc quảng cáo, bán hàng, kiếm tiền bất chính. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về người dùng là món lợi nhuận khổng lồ khiến kẻ xấu liên tục tìm cách tạo ra các thông tin giả, lừa người dùng tự nguyện cung cấp thông tin cá nhân. Tin giả được hacker tạo ra còn nhằm phát tán mã độc để kiểm soát thiết bị của nạn nhân, phục vụ các mục đích bất chính khác.

Những người đăng tin giả, tin không chính xác có thể do cố tình với nhiều động cơ khác nhau (như muốn tạo ra sự hoảng loạn). Trên mạng xã hội, thông tin lan truyền gần như ngay lập tức khi nhiều người không có năng lực thẩm định nguồn tin, đọc lướt và tiếp tục chia sẻ. Chính vì thế, “cái giả” đó càng lan nhanh, tạo ra tâm lý lo lắng, hoang mang trong xã hội. Do đó, người dùng, bạn đọc cần nên chủ động tiếp cận những thông tin của các kênh chính thống, không nên chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng; thận trọng để trang cá nhân, tài khoản mạng xã hội của mình không bị lợi dụng, bị kẻ xấu dẫn dắt vào những nội dung sai trái. Nhiều nước như: Thái Lan, Singapore, Đức, Pháp, Nga… đã ban hành các quy định liên quan đến nội dung xử lý đăng và lan truyền tin giả có chủ đích trên mạng xã hội. Mỗi nước đưa ra chế tài xử lý khác nhau, nhưng có một điểm chung là hầu hết có mức phạt rất nặng, thậm chí xử lý hình sự nếu việc đưa tin giả có chủ đích tác động lớn đến xã hội và cộng đồng.

Theo đánh giá của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), các hành vi nói xấu, bôi nhọ tổ chức, cá nhân, đưa tin sai sự thật đã được điều chỉnh ở một số văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó phải kể đến Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng và các nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, với mức độ tác động và tầm ảnh hưởng của các thông tin sai sự thật trên mạng trong thời gian gần đây, mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã cập nhật, nhưng vẫn bộc lộ bất cập, hạn chế. Các quy định hiện hành chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản lý, đặc biệt chưa làm rõ các nội dung liên quan đến tin giả trên mạng xã hội. Cùng với việc thông tin minh bạch về sự kiện, vấn đề người dân quan tâm, cần phải đồng thời xử phạt công khai hình phạt, mức phạt và nhất là việc khắc phục vì cộng đồng như một số nước đã áp dụng để vừa giáo dục cho chính đối tượng kỹ năng lọc tin giả, đồng thời phục vụ cộng đồng.

Từ ngày 15-4 tới, khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý các vi phạm hành chính trong môi trường bưu chính, viễn thông có hiệu lực, các hành vi tung thông tin giả, sai lệch gây hoang mang trên mạng xã hội có thể bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

Tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội là vấn đề mang tính toàn cầu. Bên cạnh hành lang pháp lý hiện hành, cần có chế tài mạnh hơn nữa để xử lý thích đáng những kẻ tung tin giả, phù hợp với xu thế phát triển trên không gian mạng của thế giới hiện nay.

Theo TRẦN LƯU (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.