Ai dại dột giấu dịch và giấu để làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bác sĩ lãnh đạo các bệnh viện, Viện trưởng Viện Pasteur, đặt bút ký xác nhận kết quả xét nghiệm, là trách nhiệm chuyên môn và đạo đức thầy thuốc. Trước mối nguy cho cả cộng đồng trong dịch bệnh, đương nhiên các bác sĩ phải cho ra kết quả chính xác nhất và trung thực nhất.
Trên mạng xã hội đang "lây lan" giấy báo tử của một nữ bệnh nhân  tử vong ở Bệnh viện 115 TPHCM, và phao tin bệnh nhân này chết vì nhiễm COVID-19.
Nhiều người tin theo, và chia sẻ, cho nên tin cứ "lây lan" còn hơn dịch. Trong khi, Bệnh viện 115 TPHCM thông báo đã thực hiện phết họng nữ bệnh nhân này, lấy dịch nội khí quản đem gửi mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM và kết quả là âm tính với COVID-19.
Thông tin chính thức như vậy, nhưng có nhiều người chỉ tin theo cái họ muốn tin. Và cái họ muốn tin là bệnh nhân tử vong vì nhiễm COVID-19.
Tương tự trường hợp của nữ sinh ở Huế tử vong vì một bệnh khác, nhưng do trong mùa dịch, có dấu hiệu nghi ngờ, nên đã gửi mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xét nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Huế, kết quả âm tính với COVID-19. Sau đó, Viện Pasteur Nha Trang cũng xét nghiệm và cho kết quả âm tính.
Những lời đồn về giấu dịch không có căn cứ, nhưng nhiều người vẫn cứ tin theo "sở thích" của họ.
Nhưng không mấy ai đặt ra câu hỏi, giấu dịch để làm gì, tại sao phải giấu dịch?
Bệnh viện Trung ương Huế, Viện Pasteur và Bệnh viện 115 TPHCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM làm công việc chuyên môn, xét nghiệm như thế nào thì thông báo kết quả như vậy. Y bác sĩ có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp không thể thay đổi kết quả. Và họ giấu để làm gì? Trong khi giấu mới là hành vi vi phạm pháp luật.
Chính quyền cũng không có lý do gì giấu dịch, vì càng giấu thì càng bị lây lan, càng không thể kiểm soát. Những trường hợp bị lây nhiễm và có dấu hiệu bị lây nhiễm ở Thanh Hóa, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc đều được công khai và tập trung nguồn lực chữa trị, thì Huế và TPHCM việc gì phải giấu?
Chưa kể, công khai dịch bệnh là an toàn cho cá nhân bác sĩ, cho lãnh đạo chính quyền các địa phương và cho cả cộng đồng. Để cho dịch lây lan thì ai cũng có thể là nạn nhân, kể cả bác sĩ, kể cả quan chức, và đừng quên ai cũng có cha mẹ, vợ con, bạn bè, dòng họ. Không ai dại dột để cho dịch bệnh lây lan và người bị tiếp theo có thể là mình hay người thân của mình.
Vậy thì lấy lý do gì để giấu dịch?
Có thể có trường hợp nào đó bị nhiễm bệnh nhưng chưa phát hiện được, còn cho rằng đã phát hiện được người bị lây nhiễm hay tử vong vì COVID-19 nhưng giấu giếm là không có cơ sở.
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).