Bắt tay vì tương lai nền nông nghiệp hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỷ lệ nguồn nhân lực qua đào tạo của ngành nông-lâm-ngư nghiệp sẽ tăng từ 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Vì vậy, gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp là xu thế tất yếu để đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. 
Từ một nước thiếu đói, nhờ công cuộc đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một nước có sức sản xuất nông nghiệp đáp ứng đủ lương thực cho 100 triệu dân, xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới. Mà cũng không chỉ gạo, kim ngạch xuất khẩu của ngành nông-lâm-ngư nghiệp chục năm trở lại đây liên tục tăng trưởng với những thành tích đầy ấn tượng, trong đó năm 2018 đạt hơn 40,2 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã xuất đi 185 thị trường trên thế giới và chinh phục được những thị trường rất khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU…
D:\1BG-23-4-2019\Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Gia Lai- Ảnh Lê Nam.jpg
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Lê Nam
Làm nên kỳ tích đó, không gì khác ngoài sự quyết định của yếu tố con người. Dư địa tăng trưởng của ngành Nông nghiệp được nhận định là còn rất lớn. Nhất là khi nước ta đang ở vào thời kỳ dân số vàng, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và các doanh nghiệp ngành Nông nghiệp cũng luôn chủ động thích ứng.
Mỗi năm, nước ta có 1,5-1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn chưa tạo nên sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế vì có tới 75% là lao động giản đơn. Ngành Nông nghiệp đang trên đà phát triển mạnh với sự ra đời nhiều doanh nghiệp có tên tuổi trên các lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất rau, hoa quả, cà phê, hồ tiêu, sữa, nuôi trồng và chế biến thủy sản… Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh, thành Đông Nam bộ, Tây Nguyên là những vùng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của đất nước. Vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển lĩnh vực nông nghiệp của khu vực này nói riêng và cả nước nói chung là rất lớn.
Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, tức là chỉ còn 2 năm nữa, ngành nông nghiệp nước ta sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Trong khi đó, việc tuyển sinh vào các trường nông nghiệp những năm qua rất khó khăn. Trên 50 cơ sở giáo dục đại học trong nước mỗi năm đào tạo hàng vạn sinh viên các ngành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cho ngành này được cho là còn bị động, tính dự báo còn hạn chế. Các trường hiện chỉ chú trọng đào tạo những gì được coi là thế mạnh của mình mà chưa chú trọng những ngành về công nghệ mới phục vụ cho nền nông nghiệp hiện đại; chương trình đào tạo chưa sát thực tiễn, sản phẩm đào tạo chưa thích nghi, doanh nghiệp phải mất công đào tạo lại. Phương thức tổ chức đào tạo cũng vẫn chủ yếu bó hẹp trong nhà trường, chưa tạo ra được hệ sinh thái đào tạo khiến nhiều sinh viên ra trường còn ngơ ngác như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Về lý thuyết, khi tận dụng tối đa lợi thế của thời kỳ dân số vàng, chúng ta sẽ huy động được trí tuệ và sức lao động của lực lượng lao động trẻ để làm ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo nên giá trị tích lũy lớn cho tương lai. Sự phát triển thần kỳ về kinh tế ở một số nước châu Á cho thấy cơ hội “dân số vàng” khi được tận dụng có hiệu quả đã đóng góp khoảng 30% vào tăng trưởng kinh tế của Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng Trung Quốc, 15% tăng trưởng kinh tế trong 20 năm qua là nhờ tận dụng cơ hội này. Vấn đề là chúng ta phải biết cách để “đẻ” ra lực lượng lao động vàng. Cần những cái bắt tay giữa doanh nghiệp với các trường đại học để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền nông nghiệp hiện đại. Không dừng lại ở “cây gì, con gì” mà phải là ứng dụng công nghệ cao để có những sản phẩm nông nghiệp đủ sức cạnh tranh toàn cầu.  
Xây dựng kế hoạch đào tạo sát với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới để có mô hình đào tạo nhân lực hiệu quả nhất, giúp các cơ sở sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao hơn; đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp với các nông trại, trang trại, tạo chuỗi liên thông từ sản xuất, bảo quản, chế biến, thương mại, tiêu thụ… là cách mà các trường đại học có thể đào tạo được một nguồn nhân lực nông-lâm-ngư nghiệp chất lượng, đáp ứng sự mong mỏi “mỗi nhân lực của nền nông nghiệp thời công nghệ phải tạo ra giá trị 100.000 USD một năm” như một doanh nghiệp nông nghiệp đã phát biểu trong một hội thảo gần đây.
 NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ sản xuất trong nước

Bảo vệ sản xuất trong nước

Trong khi cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa công bố quyết định có tiến hành điều tra chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) Trung Quốc vào VN hay không thì sản phẩm này tiếp tục ồ ạt nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Luật cần hợp lý lẫn tình

Luật cần hợp lý lẫn tình

Không muốn ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) dù doanh nghiệp (DN) sẵn sàng tiếp nhận và bảo đảm các quyền lợi theo luật định là tình trạng có thật, đang xảy ra ở nhiều DN tại khu vực phía Nam.
Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Những cuộc gọi "rác" không chỉ gây phiền toái mà còn ẩn chứa cả các rủi ro lừa đảo mà trong thực tế thì không ít nạn nhân đã mất nhiều tiền, thậm chí lên đến hàng tỉ đồng. Vì thế, việc ngăn chặn tình trạng "dội bom" các cuộc gọi "rác" cần sớm giải quyết triệt để.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.