Những quốc gia nào trên thế giới cùng đón Tết Nguyên đán như Việt Nam?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam là một trong những quốc gia ở châu Á đón Tết Nguyên đán - một ngày lễ quan trọng và là dịp để người dân đoàn tụ với gia đình.
 

 

Việt Nam: Tết Nguyên đán là một dịp lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam. Trong những ngày Tết sẽ có rất nhiều chương trình, hoạt động hướng đến văn hóa dân tộc và lễ hội truyền thống được lưu giữ từ ngàn đời qua.

Một hoạt động không thể thiếu đối với người dân cả nước đó là việc chuẩn bị dọn dẹp trang hoàng nhà cửa và mua sắm. Mọi người tin rằng khởi đầu năm mới nhiều may mắn sẽ đem đến nhiều sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc.

Tết Nguyên đán thường kéo dài từ ngày 20 tháng 12 tới mùng 10 tháng 1 tính theo âm lịch. Đầu xuân trên khắp mọi miền tổ quốc, người dân Việt Nam có phong tục dâng hương cúng lễ tổ tiên ông bà, thăm hỏi bà con hàng xóm và những người thân để chúc mừng một năm mới gặp nhiều may mắn, an khang thịnh vượng.


 

Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới cùng đón Tết Nguyên đán
Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới cùng đón Tết Nguyên đán



Hàn Quốc: Tại đất nước Hàn Quốc xinh đẹp Tết cổ truyền được gọi với cái tên Seollal – là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất. Vào những ngày đầu năm mới, người dân Hàn Quốc sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống Hanbok đa dạng màu sắc, làm những nghi lễ cúng bái tổ tiên vào mùng 1 và ăn món tteokguk.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc sẽ có rất nhiều các nghi lễ cổ truyền được tổ chức. Ở một số nơi, họ còn chào đón năm mới bằng cách đi thăm bãi biển phía Đông - nơi có thể nhìn ngắm những tia nắng đầu tiên của mặt trời.

Trung Quốc: Ngày Tết ở Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, bắt đầu từ mùng 8 tháng 12 âm lịch, mọi người dân Trung Quốc trên khắp thế giới kéo về quê ăn tết đoàn tụ với gia đình. Trước ngày Tết, họ cũng làm vệ sinh nhà cửa để xóa đi xui xẻo và mua những cành đào vì đào tượng trưng cho tài lộc.

Họ cũng chia ra mùng 1 là cầu rước thần linh, mùng 2 là tôn thờ các loại chó và cho chúng ăn thật no, mùng 3, 4 là con rể sang nhà chào hỏi ba mẹ vợ, mùng 5 là tất cả mọi người phải ở nhà đón thần tài…

Mông Cổ: Ở Mông Cổ, ngày Tết cổ truyền được gọi là ngày Tsagaan Sar hoặc tết Tháng Trắng. Với người dân Mông Cổ-Tsagaan Sar là lễ hội báo hiệu kết thúc một mùa đông kéo dài, lạnh lẽo và chào đón mùa xuân ấm áp tươi vui, đây còn là dịp để gia đình và mọi người cùng nhau quân quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng, hạnh phúc.

Trong ngày lễ, người dân thường tụ họp lại trong nhà của người già nhất vùng để trao đổi các món quà cho nhau, đặc biệt là trẻ em. Sau đó, họ sẽ cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như: cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng,… Những người phụ nữ trong gia đình thường trữ một số lượng lớn bánh buuz để sử dụng nhiều ngày.

Singapore: Được tổ chức cùng thời điểm với Tết Nguyên đán cổ truyền ở Việt Nam, lễ hội mùa xuân tại Singapore diễn ra gồm 3 sự kiện chính đó là: Lễ hội đón năm mới tại khu phố người Hoa, lễ diễu hành Chingay và lễ hội River Hongbao.

Trong dịp lễ Tết này tại Singapore, du khách có thể tham gia nhiều trò chơi và thoải mái mua sắm tại các phiên chợ của người Hoa. Cùng với sự giao thoa văn hóa các nền dân tộc quanh khu vực nên đến Singapore dịp đầu năm, du khách còn được nhận những phong bao lì xì...

An Phú (t/h, VTC)

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ xuân của bé

Hội chợ xuân của bé

(GLO)- Tết gần kề cũng là lúc hội chợ xuân diễn ra tại nhiều trường Mầm non trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh mong muốn tạo không khí vui tươi, hội chợ xuân còn hướng đến mục đích giáo dục các bé tinh thần sẻ chia với các bạn vùng khó.
Sưu tầm "hàng độc"

Sưu tầm "hàng độc"

(GLO)- Chính niềm đam mê nghệ thuật khoảnh khắc đã khiến một thợ ảnh gắn bó với những chiếc máy ảnh cổ. Có người lại mê mẩn những đường nét đơn giản nhưng tinh tế, đầy thẩm mỹ của gốm và sẵn sàng dành thời gian, công sức, tiền bạc để lặn lội
Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

(GLO)- Từ một ngôi làng nghèo có tiếng, làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) đang từng ngày thay da, đổi thịt. Cái Tết với họ đã trở nên no ấm, tươm tất hơn khi đã không còn phải chạy ăn từng bữa.
Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

(GLO)- Không nổi tiếng như chó Phú Quốc hay chó săn của người Mông, nhưng những chú chó săn của người Bahnar trên mảnh đất Tây Nguyên cũng rất khôn lanh, dẻo dai, luôn được chủ nhân coi như người bạn thân thiết.
Mỹ vị Jrai

Mỹ vị Jrai

(GLO)- Chỉ cần nhắc đến muối kiến, bò một nắng hay cà xóc, lá mì, cà đắng, muối cỏ thì bất cứ người nào đã từng thưởng thức qua sẽ cảm thấy dịch vị