Câu lạc bộ cồng chiêng dân tộc Jrai xã Ia Rbol thắp lên ngọn lửa đam mê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó chính là những việc mà Câu lạc bộ “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Jrai” xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã và đang làm cho cộng đồng người Jrai tại địa phương, nhất là thế hệ trẻ.
Câu lạc bộ (CLB) “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Jrai” xã Ia Rbol ra mắt vào tháng 2-2021 do chị Ksor H’Nhi-Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thống nhất xã Ia Rbol khởi xướng và thành lập. Chị H’Nhi cho biết: “Trong một lần “lướt dạo” Facebook, mình vô tình thấy trang Fanpage của Hội đồng Anh và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đang tổ chức cuộc thi viết ý tưởng về gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc, trong đầu mình chợt nghĩ ngay đến chủ đề gìn giữ văn hóa cồng chiêng của người Jrai. Sau đó, mình viết ý tưởng rồi gửi bài dự thi. May mắn là ý tưởng của mình được Ban tổ chức lựa chọn tài trợ cho việc ra mắt CLB và duy trì sinh hoạt cồng chiêng”.
Ban đầu, chị H’Nhi thấy vui mừng vì ý tưởng của mình được chọn tài trợ, song cũng khá lo lắng bởi thành lập CLB không khó nhưng việc duy trì hoạt động lại không hề dễ dàng. Nhưng với niềm đam mê văn hóa truyền thống và sự đồng tình, ủng hộ của UBND xã, trực tiếp là Đoàn Thanh niên, chị H’Nhi đã chủ động tập hợp già làng, những người biết chỉnh chiêng, đoàn viên, thanh niên biết chơi cồng chiêng, múa xoang tham gia sinh hoạt. Đến nay, CLB có 50 thành viên, trong đó có 30 thành viên nam tham gia chơi cồng chiêng, 20 thành viên nữ múa xoang.
Câu lạc bộ duy trì sinh hoạt vào các ngày cuối tuần, định kỳ 2 lần/tháng, mỗi buổi sinh hoạt từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Cứ đến kỳ sinh hoạt, các thành viên chỉ cần nghe tiếng chiêng dài ngân vang phát ra từ nhà sinh hoạt cộng đồng của buôn Rưng Ma Nin là ai nấy đều nhanh chóng đến để cùng tập luyện. Trong mỗi buổi sinh hoạt, ông Nay Nhơn quản lý CLB và ông Ksor Tuân phụ trách chỉnh chiêng có nhiệm vụ hướng dẫn, dạy cách chỉnh, chơi chiêng cho các thành viên nam. Đối với việc luyện tập múa xoang, trong số các thành viên nữ sẽ chọn một vài người múa đẹp, thuần thục truyền dạy cho những người còn lại. “Mỗi buổi sinh hoạt không chỉ có các thành viên CLB mà nhiều người già cùng các cháu thiếu nhi ở các buôn cũng đến xem rất đông vui”-ông Nay Nhơn chia sẻ. 
Một buổi sinh hoạt của CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Jrai” xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Ksor H’Yuên
Một buổi sinh hoạt của CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Jrai” xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Ksor H’Yuên
Bên cạnh những thành viên lớn tuổi, giàu kinh nghiệm trong việc chỉnh, chơi chiêng, các thành viên trong độ tuổi thanh niên cũng luôn học hỏi, tiếp thu kiến thức mà thế hệ trước truyền dạy để tự hoàn thiện kỹ năng chơi chiêng, múa xoang của mình ngày càng tốt hơn. Anh Kpă Tơ Grai tâm sự: “Khi tham gia CLB, tôi thực sự rất vui và tự hào vì được học hỏi nhiều điều bổ ích từ các thế hệ cha anh đi trước, nhất là kỹ năng chỉnh, chơi chiêng. Đây là môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ như tôi có thêm nhiều hiểu biết về văn hóa dân tộc mình, từ đó tiếp tục phát huy trong đời sống thực tiễn hàng ngày”.
Dù chỉ mới thành lập song CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Jrai” xã Ia Rbol đã đạt được nhiều thành tích trong các hội thi, hội diễn văn hóa cồng chiêng cấp tỉnh và thị xã. Tiêu biểu như giải ba diễn xướng cồng chiêng trong sự kiện Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất năm 2022; giải nhì diễn xướng cồng chiêng tại Hội thi văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số thị xã Ayun Pa lần thứ II-2022...
Theo chị Rcom Bình Nguyên-Bí thư Đoàn xã Ia Rbol, trước đây, mỗi buôn đều có đội cồng chiêng riêng. Tuy nhiên, thành viên trong đội không ổn định nên khó khăn trong việc duy trì tập luyện. Vì vậy, khi CLB “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Jrai” được thành lập đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân, nhất là các bạn trẻ. “Đoàn Thanh niên sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các điều kiện cần thiết giúp CLB duy trì luyện tập, tích cực tham gia các hội thi, hội diễn, từ đó góp phần phát huy bản sắc văn hóa của địa phương”-chị Nguyên nhấn mạnh.
KSOR H' YUÊN

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.