Ia Blang-Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Ia Blang (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã bắt tay vào xây dựng, nâng cao chất lượng các tiêu chí để hoàn thiện bộ tiêu chí, quyết tâm cán đích NTM nâng cao. 
Năm 2015, Ia Blang được công nhận đạt chuẩn NTM. Đến năm 2019, khi được chọn là 1 trong 4 xã điểm của tỉnh xây dựng NTM nâng cao, cả hệ thống chính trị và người dân trong xã đã nhanh chóng bắt tay vào việc thực hiện các tiêu chí. 
Để giúp người dân nâng cao thu nhập theo hướng bền vững, UBND xã phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất, kinh doanh và phát triển các dịch vụ, gắn với đào tạo nghề, nhờ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao hơn. Hiện toàn xã chỉ còn có 64 hộ nghèo/2.389 hộ, chiếm 2,68%; thu nhập bình quân đầu người là 42,5 triệu đồng/năm.
Ông Đặng Ngọc Nam-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blang-cho biết: Trong giai đoạn 2016-2020, từ nguồn vốn trung ương, vốn lồng ghép cùng với nguồn lực của địa phương là gần 25 tỷ đồng, xã đã đầu tư nâng cấp, mở rộng 33 công trình (gồm 18 tuyến đường, 6 cầu dân sinh) với tổng chiều dài là gần 10 km; xây dựng nhà văn hóa xã với sức chứa 300 chỗ ngồi; xây mới Trạm Y tế với diện tích 360 m2, tổng kinh phí 1,8 tỷ đồng… qua đó góp phần giúp địa phương thực hiện hoàn thiện các tiêu chí và tiến dần về đích NTM nâng cao. 
1. Bộ mặt nông thôn xã Ia Bang ngày càng khởi sắc. Những con đường nhựa rộng rãi được mở rộng ở tất cả 11 thôn, làng của xã.
Bộ mặt nông thôn xã Ia Bang ngày càng khởi sắc. Những con đường nhựa rộng rãi được mở rộng ở tất cả 11 thôn, làng của xã.
3.Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã Ia Blang đã kêu gọi các Mạnh Thường Quân hỗ trợ gần 1 tỷ đồng để xây dựng 6 cầu dân sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa.
Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã Ia Blang đã kêu gọi các Mạnh Thường Quân hỗ trợ gần 1 tỷ đồng để xây dựng 6 cầu dân sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông và vận chuyển hàng hóa.
4. Các y-bác sĩ của Trạm Y tế xã Ia Blang khám bệnh cho người dân.
Các y-bác sĩ Trạm Y tế xã Ia Blang khám bệnh cho người dân.
2. Chung tay xây dựng NTM, gia đình ông Nguyễn Trọng Dũng (thôn Vinh Hà) đã hiến 1.200 m2 đất để mở rộng đường giao thông. Ông Dũng còn là 1 trong những nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất  với 1.000 trụ hồ tiêu, 2 ha cà phê và 1.000 cây sầu riêng gắn hệ thống tưới tiết kiệm…; mỗi năm cho thu nhập trên 400 triệu đồng.
Chung tay xây dựng NTM, gia đình ông Nguyễn Trọng Dũng (thôn Vinh Hà) đã hiến 1.200 m2 đất để mở rộng đường giao thông. Ông Dũng còn là 1 trong những nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với 1.000 trụ hồ tiêu, 2 ha cà phê và 1.000 cây sầu riêng gắn hệ thống tưới tiết kiệm…; mỗi năm cho thu nhập trên 400 triệu đồng.
5.Mô hình hàng rào xanh không chỉ tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp mà còn làm cho sắc màu NTM ở xã thêm rực rỡ, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Mô hình hàng rào xanh không chỉ tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp mà còn làm cho sắc màu NTM ở xã thêm rực rỡ, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
6. Những năm gần đây, người dân xã Ia Blang đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào chăn nuôi để tăng năng suất, sản lượng. Đơn cử như ông Brê (làng Nhã) nhờ chăm sóc gần 1 ha cà phê, 4 sào lúa và chăn nuôi thêm 11 con bò…, mỗi năm sau khi trừ chi phí vẫn dư gần 100 triệu đồng.
Những năm gần đây, người dân xã Ia Blang đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào chăn nuôi để tăng năng suất, sản lượng. Đơn cử như ông Brê (làng Nhã) nhờ chăm sóc gần 1 ha cà phê, 4 sào lúa và chăn nuôi thêm 11 con bò…, mỗi năm sau khi trừ chi phí vẫn dư gần 100 triệu đồng.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.
“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.