Chư Sê: Hơn 2,1 tỷ đồng xây dựng vùng liên kết trồng cây ăn quả có múi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, năm 2021, UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã triển khai dự án xây dựng liên kết sản xuất cây ăn quả có múi ứng dụng công nghệ cao tại các xã, thị trấn trên địa bàn.
Việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất sẽ giúp nâng cao sản phẩm sầu riêng của người dân và ổn định thị trường đầu ra. Ảnh: Quang Tấn
Việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất sẽ giúp nâng cao sản phẩm sầu riêng của người dân và ổn định thị trường đầu ra. Ảnh: Quang Tấn
Theo đó, Hợp tác xã dịch vụ-tổng hợp xã Ia Hlốp sẽ đứng ra liên kết với người dân 4 xã: Hbông, Ia Pal, Chư Pơng, Ia Hlốp và thị trấn Chư Sê để triển khai thực hiện dự án với quy mô 41,3 ha. Trong đó, có 55 hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ 34,2 ha sầu riêng và 16 hộ dân liên kết sản xuất, tiêu thụ 7,1 ha bưởi da xanh.
Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 2,16 tỷ đồng; trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ hơn 667 triệu đồng, người dân bỏ ra gần 1,5 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Hợp tác xã. 
Các hộ dân tham gia dự án được hỗ trợ 70% kinh phí mua cây giống và 50% kinh phí mua phân bón trong năm 2021. Đồng thời, các hộ được Hợp tác xã tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả có múi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm; bao tiêu toàn bộ sản phẩm qua hợp đồng liên kết. Cùng với đó, Hợp tác xã còn cam kết đối ứng thêm các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện liên kết ít nhất trong 5 năm.  
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.
“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.