Chư Sê: Nỗ lực hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê tích cực vận động các nguồn lực hỗ trợ gia đình nạn nhân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Nhiều cách làm hay
Huyện Chư Sê có 800 người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm và nhiễm chất độc hóa học, trong đó có 151 người được hưởng trợ cấp. Toàn huyện có 430 gia đình với trên 500 nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC), trong đó có 152 nạn nhân thế hệ thứ 2, 174 người là nạn nhân thế hệ thứ 3, số gia đình có từ 2 đến 8 nạn nhân còn sống là 70. Đa số gia đình NNCĐDC đều sống dưới mức trung bình, các hộ nạn nhân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống lại càng nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê-thông tin: Trong 5 năm (2015-2020), Hội đã vận động được trên 4 tỷ đồng để trợ giúp NNCĐDC. Riêng từ đầu năm đến nay, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Hội cũng đã vận động được trên 150 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê (bìa phải) cùng đại diện Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm dioxin (VNED) trao tiền hỗ trợ cho gia đình nạn nhân. Ảnh: Như Nguyện
Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê (bìa phải) cùng đại diện Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm dioxin (VNED) trao tiền hỗ trợ cho gia đình nạn nhân. Ảnh: Như Nguyện
Không chỉ chủ động kết nối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê còn liên kết với các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước quyên góp hỗ trợ giúp nạn nhân. Theo ông Thủy, Hội đã kết nối với 2 tổ chức từ thiện ở nước ngoài là Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm dioxin (VNED) tại Pháp và tổ chức thiện nguyện GIVE.asia Việt Nam (Singapore). Ngoài ra, Hội còn kết nối với hàng chục doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thường xuyên tham gia ủng hộ, chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC. Bên cạnh đó, Hội thông qua kênh báo chí kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay giúp đỡ những gia đình nạn nhân đặc biệt khó khăn.
Giúp NNCĐDC ổn định cuộc sống
Từ nguồn lực vận động quyên góp, Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào hướng về NNCĐDC như: thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, Tết; xây nhà ở; tặng xe lăn; hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em bị khuyết tật nặng; thực hiện chương trình “Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm; cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NNCĐDC/dioxin tại gia đình và cộng đồng”… Từ năm 2011 đến nay, Hội đã hỗ trợ sinh kế cho gần 200 gia đình nạn nhân (mỗi gia đình từ 10 đến 15 triệu đồng). Hiện có 27 hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bà Trương Thị Hồng Phượng (tổ 6, thị trấn Chư Sê) có 2 người con bị ảnh hưởng chất độc da cam. Biết hoàn cảnh của gia đình, các tổ chức đoàn thể địa phương, nhất là Hội NNCĐDC/dioxin huyện và thị trấn Chư Sê đã đến thăm hỏi, hướng dẫn làm các thủ tục để các cháu được hưởng trợ cấp xã hội. Hiện nay, 1 cháu được hưởng chế độ hàng tháng và được hỗ trợ tiền nuôi dưỡng 5 triệu đồng/năm.
11-4-2021 Hội NNCĐDCDioxin huyện Chư Sê phối hợp với mạnh thường quân tổ chức tặng quà cho NNCĐDC tại huyện. Ảnh Như Nguyện
Hội NNCĐDC/Dioxin huyện Chư Sê phối hợp với Mạnh Thường Quân tổ chức tặng quà cho NNCĐDC tại huyện. Ảnh: Như Nguyện
Cũng nhờ có Hội NNCĐDC/dioxin huyện và các ban ngành, đoàn thể giúp đỡ mà gia đình ông Lê Văn Kỳ (làng Tơ Nung, xã Hbông) đã thoát nghèo. “Gia đình tôi có 4 người con nhưng 2 cháu bị nhiễm chất độc da cam (hiện 1 cháu đã mất). Trước đây, kinh tế rất khó khăn, chỉ có cái chòi để ở, không có đất sản xuất. Nhờ sự hỗ trợ của Hội mà gia đình tôi xây nhà mới và được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo. Gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm”-ông Kỳ bộc bạch.
“Dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để vận động nguồn lực hỗ trợ các nạn nhân, tiếp thêm niềm tin và nghị lực cho họ vươn lên trong cuộc sống”-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê cho biết.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.